Việc học sinh gây gổ, đánh nhau trong trường học không phải là điều gì xa lạ, tuy nhiên với hành vi vô cùng dã man và hạ nhục nhân phẩm người khác đã đưa bạo lực học đường lên đỉnh điểm và không còn là hiện tượng của tuổi nổi loạn mà trở thành vấn nạn xã hội.
Vụ án Nhí Tino và tự vệ trước bạo lực học đường
Võ cổ truyền VN vào trường học: Cần bước đi linh hoạt
Bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng muốn dành cho con mình những điều tốt đẹp nhất để vững hành trang trên con đường tự lập, tuy nhiên nhiều người lại thiếu quan tâm đến kỹ năng sống cho con trẻ, hậu quả là khi gặp những va chạm trong đời sống và không biết cách xử lý. Ví dụ điển hình nhất chúng ta có thể thấy là những học sinh trong các vụ bạo lực học đường thiếu kỹ năng sống, cách xử lý tình huống và khả năng tự vệ.
Đa số các nạn nhân của các vụ bạo lực học đường thường rơi vào tâm lý hoảng loạn, điểm kỳ lạ ở đây là nạn nhân dường như “đông cứng” lại không biết cách bảo vệ bản thân trước những đòn đánh. Có lẽ trẻ em cần học thêm cách tự vệ bản thân trước những tình huống đó và đó là điểm thiếu sót của phụ huynh.
Lỗi của phụ huynh rồi mới đến nhà trường
Phụ huynh thời nay quá bận rộn trong công việc, họ gửi con em vào trường học và tin tưởng đây là nơi “an toàn” cho trẻ phát triển. Có lẽ họ đã quên việc người ta ví “trường học là một xã hội thu nhỏ”, ngoài xã hội không thể tránh những va chạm thì trong học đường cũng vậy, bậc phụ huynh cần hiểu rõ điều này để tìm phương án tốt nhất cho trẻ em.
Ngoài việc học các môn tự nhiên, trẻ cần được học cả kỹ năng xử lý tình huống, đủ bình tĩnh trong trường hợp hiểm nghèo. Nhìn vào các đoạn video bạo lực học đường, nhiều người phải tự hỏi rằng tại sao nạn nhân trong vụ việc lại không chống cự hoặc ít nhất là bỏ chạy? Nhiều ý kiến cho rằng nạn nhân không đủ “tự tin” để phản kháng,
Chỗ đứng của giáo viên trong bạo lực học đường
Học sinh xung đột với nhau đôi khi chỉ là do một phút nóng tính rồi đánh nhau. Còn ngày nay, ngoài việc đánh đập còn hạ nhục nạn nhân bằng việc quay video rồi tung lên mạng cộng đồng. Lý do vì các cô cậu tuổi học trò muốn thể hiện “đẳng cấp” của mình. Liệu thầy cô có quan tâm tới đạo đức của học sinh?. Đối với người thầy dạy võ, tùy vào tâm địa của môn sinh mà dạy. Đứa có tính tình nóng nảy thì cho võ đạo trước võ công. Liệu có phải môn đạo đức trong nhà trường bị xem thường vì nó không phải môn “quan trọng” để thi đại học?
Pháp luật có đủ tính răn đe?
Theo điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Nhưng với đối tượng là học sinh thì thường xảy ra trường hợp cha mẹ nói đỡ dùm con cái, người Á Đông lại thường làm việc bằng tình cảm. Đến khi luật pháp can thiệp thì chắc chắn gia đình của thủ phạm sẽ cố gắng dàn xếp ổn thỏa cho con cái và bên gia đình nạn nhân cũng dễ lung lay. Pháp luật Việt Nam khá nghiêm minh nhưng hiện trạng chung là nhiều người lấy tình lên trên luật pháp, từ đó dẫn đến luật mất cái uy nghiêm của nó.
Nguyễn Thái