Kiếm – một thứ trang sức phong nhã thời xưa

Trong thời cổ đại, ngoài việc được sử dụng trong chiến đấu và luyện tập võ nghệ ra, Kiếm còn có rất nhiều cách dùng khác, thể hiện đẳng cấp và tầm vóc của người cầm kiếm.GoldDragon02_1291282888

Kiếm là loại binh khí ngắn, hai lưỡi, vốn được tôn xưng tên đẹp là “ vua của trăm binh khí có lưỡi”. kiếm xuất hiện sớm nhất, trước cả đời Ân – Thương. Thời xuân thu chiến quốc, đeo kiếm, đấu kiếm là phong tục thịnh hành, vfi thế lý luận kiếm thuật cũng nhờ đó mà phát triển tương ứng. Đời Hán đấu kiếm lại càng trở thành phong tục thịnh hành. Từ trong triều tới ngoài nội không ít người nhờ kiếm thuật mà lừng tiếng thiên hạ.Katana

Thời Tùy – Đường (năm 581 – 618 – 907), hình kiếm vô cùng tinh xảo, hoa mỹ, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sau, nên đã có tên gọi là “Tỵ kiếm” (ông tổ của kiếm). từ đời Tống trở đi ( từ 960 – 1279) phong tục đấu kiếm dần dà được thay thế bằng múa kiếm. trong thời cổ đại, kiếm trừ việc dùng làm binh khí giết người và là khí giới để luyện tập võ nghệ ra vẫn còn nhiều cách dùng khác.

otenta-7ce43

  • Thứ nhất, kiếm được coi là vật tượng trưng cho quyền lực và địa vị. Như Hoàng Đế thường ban cho các đại thần thân tín “ thượng phương bảo kiếm” có quyền sinh sát lớn “chém trước tâu sau”.
  • Thứ hai, kiếm được các vị tăng, đạo (sư và đạo sĩ) lấy làm pháp khí (khí vật mà các sư, đạo sĩ dùng trong khi làm lễ về tôn giáo) nói rằng kiếm có thể “ẩn thân”, “hàng yêu”, “giết quỷ”, đến độ có thể lấy đầu người ở ngoài ngàn dặm”.
  • Thứ ba, kiếm được coi là tiêu chí biểu thị địa vị, đẳng cấp trong lễ nghi. Sách vỡ cổ có ghi chép lại chế độ đeo kiếm rất nghiêm ngặt như người đeo kiếm tuổi tác khác nhau, địa vị khác nhau thì kim loại và đá quý trang sức trên kiếm cũng phải khác nhau.
  • Thứ tư, kiếm được coi là một thứ trang sức phong nhã. Văn nhân, học sĩ đeo kiếm để tỏ ra mình là người cao nhã không dung tục, đồng thời không phải chỉ là văn nhân sức “ trói gà không chặt”

Theo Sổ tay võ thuật