Ngay cả khi chạm trán với đối phương đông hơn hàng chục lần, đội kỵ binh có cánh của Ba Lan vẫn chứng tỏ được sức mạnh vượt trội của mình.
- Vén màn bí ẩn vũ khí mạnh nhất trong kiếm hiệp Kim Dung
- Top 5 chiến binh Samurai đại tài trong lịch sử nhân loại
Kỵ binh có cánh là cách kẻ thù hay chiến hữu gọi lực lượng kỵ binh Ba Lan – Polish hussars vào khoảng thời gian từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18, những đôi cánh này là nỗi kinh hoàng khắp các chiến trường châu Âu, thậm chí lực lượng kỵ binh trên còn được xem là niềm tự hào bất diệt của dân tộc Ba Lan.
Thậm chí cho tới tận Chiến tranh Thế giới thứ hai, lực lượng kỵ binh của Ba Lan vẫn tiếp nối niềm kiêu hãnh đó và tham chiến đối đầu với lực lượng xe tăng của phát xít Đức. Tất nhiên là ở thế kỷ 20, khi cho kỵ binh đối đầu với xe tăng thì kết quả sẽ không được khả quan cho lắm.
Kỵ binh có cánh của Ba Lan nổi danh khắp châu Âu trong thời gian từ thế kỷ 16 tới thế kỷ 18. Đội kỵ binh này có tên Hussars Ba Lan hay Hussars Có Cánh. Kỵ binh Có cánh được các nhà sử gia coi là cách quân đội Ba Lan học tập Kỵ binh Mông Cổ trước đó để xây dựng đội quân kỵ binh cho mình.
Điểm khác biệt chính giữa kỵ binh Mông Cổ và kỵ binh Ba Lan đó là trong khi kỵ binh Mông Cổ trang bị ngựa nhỏ, độ cơ động cao, lính chủ yếu dùng cung tên để chiến đấu thì Ba Lan lại trang bị giống ngựa lớn của châu Âu, được bọc giáp trục nặng và được sử dụng như… “xe lu chiến trường”.
Chiến thuật của lực lượng Kỵ binh Ba Lan cũng dựa trên số đông và giáp trụ nặng nề của họ. Cụ thể, kỵ binh có cánh sẽ chỉ tấn công theo đội hình số lượng lớn, chạy sát nhau tạo thành một khối nặng nề, cán bẹp mọi đội hình địch trên đường đi của họ.
Những ngọn giáo dài được sử dụng như một vũ khí hiệu quả của kỵ binh Ba Lan. Khi di chuyển với một khối thống nhất, Kỵ Binh Ba Lan sẽ chĩa những ngọn giáo dài này ra xung quanh – giống đội hình mai rùa thời La Mã cổ đại tuy nhiên lại có độ cơ động cao hơn nhiều.
Để hoạt động tốt nhất trên chiến trường, kỵ binh Ba Lan cần có một khoảng không gian rộng để có thể chạy đà trước khi đâm vào đối phương. Những kẻ nào may mắn sống sót sau cú đâm của kỵ binh Ba Lan, chắc chắn cũng sẽ thương nặng nếu không muốn nói là tử vong ngay lập tức khi phải chịu cảnh “voi dày ngựa xéo” của hàng trăm con ngựa chạy phía sau.
Đôi cánh của Kỵ binh Ba Lan thực chất vốn chỉ là một vật trang trí. Tuy nhiên nhiều nhà sử học lại cho rằng, kỵ binh Ba Lan sử dụng những đôi cánh này để khiến kỵ binh của đối phương hoảng sợ vì khi di chuyển theo khối thống nhất, những đôi cánh này sẽ cùng rung rinh theo nhịp chạy của ngựa, khiến kỵ binh đối phương sợ và không dám đâm vào khối đội hình này.
Trận chiến huy hoàng nhất của Kỵ binh Ba Lan chính là trận chiến thành Viena diễn ra vào năm 1683. Trong trận chiến này, 3000 kỵ binh Ba Lan cùng với các lực lượng hỗ trợ khác đã có nhiệm vụ giải cứu thành Vienna của Áo và họ đã bị vây bởi… 200.000 quân Ottoma.
Tổng cộng trong cuộc chiến này, phía Ottoman đã chịu thiệt hại nặng nề với 15.000 lính thiệt mạng và 5000 lính bị bắt làm tù binh trong khi những chú ngựa có cánh của Ba Lan gần như lại bình an vô sự.
Tới những năm 1770, lực lượng Kỵ binh Có cánh của Ba Lan được tái biên chế lại, theo đó, cái tên Kỵ binh Có cánh trở thành tên gọi chung của các lực lượng kỵ binh trong quân đội Ba Lan. Tới tận sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, Kỵ binh Ba Lan mới bị giải thể.
Theo Kiến thức