Chiến tranh thế giới thứ 2 là một bước ngoặt của Kodokan Judo. Cái chết của ngài Kano trước chiến tranh, những đòi hỏi của thời chiến, rồi sự đầu hàng của Nhật bản sau cuộc chiến, những công việc phải giải quyết sau chiến tranh và võ thuật bị cấm đoán, tất cả đã tạo nên sự biến động của Judo nói riêng cũng như của nước Nhật nói chung trong thời gian này.
> Gã khổng lồ người Pháp – “kỳ quan thứ 8” của thế giới
> Choi Hong Man – gã khổng lồ xứ Hàn
Sự hồi sinh của Kodokan sau chiến tranh thế giới trước hết là nhờ có : Kyuzo Mifune và US Air Force General Curtis LeMay. Mifune ra đời một năm sau khi Kodokan được sáng lập, ngày 21 tháng 4 năm 1883 tại thành phố Kuji, quận Iwate trên đảo Honshu. Khi còn nhỏ ông là một cậu bé bị coi là không bình thường với các trò khỉ mà ông bày ra với sự tinh nghịch của mình, và là một cậu bé thông minh và tự phụ.Năm 13 tuổi, cha ông, một người nghiêm khắc với bẩy đứa con, đã gửi Mifune vào trường trung học tại Sendai, ở miền bắc của Nhật bản.Ở đó ông đã khám phá ra môn Judo, chiến đấu và dâng hiến cuộc dời mình cho nó.
Năm 14 tuổi, ông đã đánh bại 9 đối thủ trong một cuộc giao đấu với một trường trung học khác.Sau khi tốt nghiệp, ông được gửi tới Tokyo, vào một trường trung cấp trước khi vào trường đại học Waseda. Ông ngay lập tức cố gắng gia nhập Kodokan, mong muốn được nói chuyện với ngài Jigoro Kano, được giới thiệu gia nhập vào hàng ngũ Judoka và được tuyên thệ. Mifune không biết một ai ở Kodokan nhưng ông đã chọn Sakujiro Yokoyama người có một danh tiếng đáng sợ “Quái nhân Yokoyama”, kẻ rất nhanh và mạnh của Judo đem lại nhiều danh tiếng cho Kodokan. Mifune đã đứng ở trước cửa nhà của Yokoyama cho tới khi Yokoyama chịu giới thiệu ông với ngài Kano.
Đến tháng 7 năm 1903, Mifune gia nhập vào Kodokan. Cha ông phát hiện ra ông tiêu tốn nhiều thời gian cho Judo hơn việc học hành, đã không trợ cấp tiền cho ông nữa và Mifune, lúc này đã 22 tuổi, quyết định đi kiếm việc làm. Ông bắt đầu ở một toà báo, quảng cáo sản phẩm, và xây dựng nó trở nên một Tổ chức kinh doanh phát đạt. Ông đã có thể bán ra với lợi nhuận đáng kể và được đưa vào chương trình kinh tế của trường đại học Keio.
Sau 15 tháng, ông đã nhận được Shodan (nhất đẳng huyền đai) tại học viện Kodokan Judo và sau một thời gian rất ngắn khoảng hơn 4 tháng là Nidan (nhị đẳng huyền đai). Nhanh chóng, Mifune đã nổi danh và không bao giờ thất bại trong giải đấu thường niên “Đỏ và Trắng” của Kodokan.Tới năm 1912, ông đã đạt Rokyudan (lục đẳng huyền đai) và là một huấn luyện viên.Ông đã được gọi là “Thần Judo”. Khi ông 30 tuổi, cha ông giới thiệu một cô gái cùng quê và với chỉ lần thứ 2 từ khi ông rời gia đình, ông trở về để cưới vợ.
Trong 20 năm tiếp theo, danh tiếng của Mifune càng ngày càng tăng lên. Khi ông 40 tuổi, ông đã đấu với một võ sĩ Sumo cao 1,82m nặng hơn 100kg, Mifune lúc đó cao 1,58m và nặng 45kg, một tiếng ầm kết thúc “chuyến bay” của tay đô vật (kukinage). Ông ăn uống thanh đạm, ngủ trên một cái giường theo kiểu phương Tây và không hút thuốc. Năm 1937, ngài Kano phong cho Mifune Kyudan (Cửu đẳng huyền đai).
Khi ngài Kano qua đời năm 1938, Jiro Nango trở thành chủ tịch của học viện Kodokan nhưng Mifune trở thành huấn luyện viên có uy thế nhất. Nhiều học viên đã kêu ca rằng Mifune rời xa chương trình giảng dạy và ông được nhìn với sự sợ hãi nhiều hơn là tình cảm. Ngày 25 tháng 5 năm 1945, ông được phong Judan (thập đẳng huyền đai) và là người thứ 4 trong 7 người được vinh hạnh đó.
Năm 1956, ông viết cuốn sách Tiêu chuẩn của Judo, mô tả về lịch sử của Judo, triết lý của Judo và miêu tả các kỹ thuật. Tới E.J.Harrison ông viết một cuốn sách rằng rất đơn giản nhưng rõ ràng triết lý tự nhiên của Mifune là : “Tự do trong sự thay đổi liên tục”. Ảnh hưởng của Mifune với Judo sau chiến tranh là không thể đánh giá hết được. Kỹ thuật của ông có thể nói là những gì tình xảo nhất đã từng thấy ở Kodokan. Tác động của ông và sự thay đổi của Judo là những nhân tố cơ bản cho sự bùng nổ phát triển của Judo thể thao trên toàn thế giới. Thực vậy, Trevor Legget, một người khách thường xuyên của Kodokan, trong nhiều năm, nói rằng những “thô ráp” của Judo ở Kodokan từ trước cho đến chiến tranh thế giới thứ 2 như trái ngược với sau này. Điều đó có thể nhờ tác động của Mifune.Năm 1964, Mifune làm việc tại trụ sở của Tokyo Olympic Games, dù đang bị ung thư cổ. Vào tháng 12 năm đó, ông phải nhập viện và mất ngày 27/1/1965, hưởng thọ 81 tuổi . Vào thời điểm đó , ông là người cuối cùng đạt Thập đẳng của Kodokan.
>>> Xem một đoạn video clip tư liệu về “Người khổng lồ của Judo”:
Quang Bình (Sưu tầm)
Nguồn: Judoinfo.com