Lưỡi lê là một trong những vũ khí ấn tượng nhất lịch sử chiến tranh của nhân loại, được ví như “đứa con lai” giữa tinh hoa cổ – hiện đại của các thế hệ vũ khí.
Baton, gậy rút, 3 track… “vũ khí tự vệ” hay “hung khí”?
Kiến thức tự vệ – kỹ thuật chống vũ khí của Muay Chaiya
Khởi nguồn lịch sử của lưỡi lê là vào cuối thế kỷ XVI, ở Tây Ban Nha đã xuất hiện hình mẫu sơ khai của lưỡi lê, nhưng người có công đưa lưỡi lê vào sử dụng rộng rãi trong quân đội là nhà vua Thụy Điển Gustav II Adolf (1611 – 1632).
Vua Gustav II Adolf đã ra lệnh trang bị lưỡi lê cho toàn bộ quân Thụy Điển trước khi tiến sang Đan Mạch, Ba Lan và Nga. Được trang bị lưỡi lê, quân đội Thụy Điển đã khiến các quốc gia khác ở châu Âu nhận ra sự lợi hại của nó trong cận chiến và ngay lập tức học theo.
Sự ra đời của lưỡi lê là một hệ quả tất yếu trên chiến trường trung đại: khi súng trường được đưa vào sử dụng rộng rãi nhưng mau chóng bộc lộ điểm yếu chết người về thời gian khai hỏa. Theo nhiều sử liệu, một xạ thủ giỏi thường chỉ có thể nạp và bắn 3 phát đạn/phút.
Chiến thuật cận chiến nhanh chóng phát triển toàn châu Âu như một cách để vô hiệu hóa ưu thế của súng trường. Lưỡi lê nhanh chóng được sử dụng (như một mũi giáo) để trở thành sinh mạng – linh hồn thứ 2 của khẩu súng, trở thành vũ khí cận chiến của các xạ thủ.
Ngày nay, tuy các loại súng trường đã được cải tiến vượt bậc về số lượng đạn, thời gian nạp đạn… thế nhưng lưỡi lê vẫn thường xuyên được sử dụng trong các tình huống tác chiến phù hợp. Nhờ những cải tiến trong thiết kế mà lưỡi lê còn có thể được tháo rời và sử dụng như một con dao găm quân dụng bình thường.
Quân đội Anh tập luyện cùng lưỡi lê
[jwplayer player=”1″ mediaid=”96338″]
Phạm Vũ