Thiếu Lâm Tam Phái
Bắt đầu từ thời Minh Thành tổ, triều vua Vĩnh Lạc Hoàng đế , khoảng năm 1403 theo Tây lịch, Sách Thiếu Lâm Ứng Sự ghi lại một khúc quanh lịch sử khác của Thiếu Lâm, đó là ngày Thiếu Lâm được chia làm 3:
1) Thiếu Lâm Nam Phái Tung Sơn
2) Thiếu Lâm Bắc Phái Sơn Đông
3) Thiếu Lâm Bắc Phái Gia Truyền.
Thiếu Lâm Bắc Phái xuất hiện từ đời Minh Thành Tổ, do một nửa cao đồ siêu đẳng ngoài hạng sáng lập, nguyên vị nữ cao đồ này người họ Âu Dương, lấy chồng và lên lập nghiệp ở Hoa Bắc, sau xuất gia pháp danh là Bạch Vân ni trưởng, thành lập Bắc Phái mà tổ đình là Bạch vân Tự.
Bạch vân Tự trước kia chỉ là một thảo am nhỏ : Bạch vân Am do Âu Bạch Vân cất để tu niệm. Chính chỗ này có một phiến đá mà ngày xưa Đạt Ma Sư Tổ thường lên tham thiền trước khi xuống Hoa Nam vào Tung Sơn Thiếu Lâm Tự. Cảm niệm trước di tích Tổ Sư, Âu Dương sư tổ (Hay Bạch Vân Lão Ni) mới xây am khi chán ngán cuộc đời. Từ Bạch Vân tự trên Mã Dương Cương nhìn xuống, cảnh sắc hoàn toàn kỳ mỹ như một bản hùng ca. Chùa xây trên đỉnh ngọn núi cao nhất nên từ đó nhìn xuống thấy đồi núi chập chùng, rừng cây chi chít um tùm, tiếng vượn hú chim kêu vọng lên kỳ lạ, xa xa thác đổ ì ầm thiên thu bất nguyệt, từ phiến đá kỷ niệm Tổ Sư than thiền, gió rừng phần phật lùa nhẹ qua nhiều khóm lá chung quanh, thế nhân như quên hết bổn thân trong cuộc trời, nhập diệu ở cảnh sắc lâng lâng thoát tục. (ở một bài sau chúng tôi sẽ tả lại cảnh sắc Bắc Phái Sơn Đông Bạch Vân Tự Mã Dương Cương để quí vị thấy rõ vị trí Tổ đình của Bắc phái Thiếu Lâm này).
Bắc phái Thiếu Lâm tuy cũng xuất thân từ Nam phái, nhưng vẫn giữ nguyên nếp tập luyện do Đạt Ma Sư Tổ để lại nghĩa là không theo 72 tuyệt kỹ sau này – phần võ thuật đặt biệt hơn. Bắc phái Thiếu Lâm được pha chế giữa Thiếu Lâm tự nam Phái và các danh gia miền bắc – quyền cước vô cùng phóng khoáng, rộng rãi, đòn đánh liên miên, không mất thì giờ suy tính, rất thích hợp khổ người cao lớn của miền Hoa Bắc. Các hảo thủ Bắc phái khi hạ san hành hiệp thường dùng kiếm – khi giao đấu với một người đã dùng võ khí ít khi xài quyền cước hiệu nghiệm, Bắc phái trái lại, đang xử dụng võ khí ở tay mặt chợt đổi qua tay trái khiến đối phương trái tay khó lường được đòn đánh, đang chém một thế kiếm, bất ngờ phóng cước, đảo quyền, chợt cao, chợt thấp, chợt tả, chợt hữu vô cùng lợi hại – về danh tánh của Bắc phái cũng có nhiều điểm khác với Nam phái, ví dụ đang đấu trên đất, chợt nhảy qua đầu địch thủ, chân mặt đá vào mặt, đầu đối phương, chân trái búng ngược gót vào ót, bắc phái gọi thế này là “Song tước đồng Phi” Nam phái gọi là “tả hữu hồi cung” nghĩa là hai cước tả, hữu cùng bắn vào một mục tiêu bằng hai chiều hướng xuôi ngược – Lại cũng có nhiều những thế trùng tên nhưng khác đòn như thế “Anh hùng độc lập” ở Bắc phái thì mọi cách, lừa địch thủ nhào tới rồi bất thần búng người lên như chiếc pháo thăng thiên, hai tay dang ra như cánh đại bàng, chân co chân duỗi muốn đá, đạp, vào đỉnh đầu, gáy, mặt tùy ý. Cũng tên “Anh hùng độc lập” nhưng Nam phái xài khác : Xoay ngang người, hai tay vương ra như sắp dùng quyền rồi bất thần, chuyển bộ nhảy thẳng đến đá vào hạ bộ hay đan điền địch. Đó là một vài điểm bất đồng của Bắc, Nam Thiếu Lâm về võ thuật.
Trong phép luyện công cũng vậy, tuy cùng một nguồn gốc nhưng mỗi bên chủ trương một khác, nhiều điểm bất đồng về vấn đề thời gian và tân, cựu, như Bắc phái thì nghìn năm vẫn theo cổ truyền, thu nhận ít môn đồ, ai đã được thâu nhận vào Bạch Vân tự đều được giới gian hồ kính nể về tài năng lẫn đức hạnh. Chúng tôi sẽ trình bày những đặc sắc của Bắc phái từ khung cảnh Mã Dương Cương, Sơn Động, đến các cách luyện công , kỹ thuật ở – một bài đặc biệt khác.
Thiếu Lâm Bắc phái gia truyền cũng bắt nguồn từ Thiếu Lâm Nam phái, lại dược thâu nhận toàn bộ Bắc phái pha thêm những danh gia địa phương nên dòng họ này nổi tiếng khắp vùng Giang Nam. Tổ truyền của gia phái này họ Âu Dương ở Âu Dương Trang – Tô Châu – đời đời lưu truyền một kỹ thuật võ công thượng thừa siêu đẳng, ngoài việc lưu truyền cho con cháu, họ cũng thâu nhận môn đồ nào mến chuộng đến xin thọ giáo. Đa số Thiếu Lâm mang tên Bắc phái đều xuất thân từ danh gia này (gần 200 năm nay Bắc phái Sơn Đông hầu như vắng bóng trên chốn võ lâm). Họ Âu Dương lấy tên Thiếu Lâm để nhớ ơn đã xuất thân từ Nam phái lại kèm thêm hai chữ Bắc phái để kỷ niệm Tổ mẫu Bạch Vân Lão ni thành lập chi phái ở Hoa Bắc và hai chữ Nia truyền để phân biệt võ phái thế tục lưu truyền. Đời đời họ Âu Dương xuất thân là thượng quan của triều đình, lại buôn bán giao thiệp lớn lao, rất áo uy tín từ vua chúa cho đến giới bình dân cũng như giao tiếp rộng rãi với tất cả kiếm khách võ sư trên chốn Võ lâm, thương trường trên toàn quốc. Thiếu Lâm gia truyền là gạch nối giữa Thiếu Lâm Bắc, Nam phái với triều đình và giới giang hồ. Một môn sinh mới hạ sơn chân ướt chân ráo đi vào đời, các sư trưởng không bao giờ lo chay trọt làm ăn, việc đó đã có Âu Dương gáng vác, sẽ giới thiệu vào triều đình trọng dụng hay giúp đỡ mở võ đường địa phương, tiêu cực hay trong bước đầu hành hiệp.
Trên bình diện địa dư, ba phái Thiếu Lâm trấn ba gốc theo hình Tam giác trên lãnh thổ Trung Quốc. Trên bình diện cuộc đời, ba phái Thiếu Lâm ở một vị trí chân vạc liên hoàn vô cùng vững chải, nổi danh là Thiếu Lâm Tam đại từ đời Minh Thành Tổ về sau.
Ở một thời đại mà võ công được trọng dụng tối đa, môn đồ Thiếu Lâm của 3 phái ở Nam Trung Bắc Trung Hoa bàng bạc như rừng, có mặt khắp nơi, với lối xử thế vô cùng khôn ngoan, triều đình nhà Thanh ngán thật sự và không dại gì đụng chạm đến các võ Phái Thiếu Lâm bởi hai lẽ :
Lẽ thứ nhất sẽ gây xúc động trên toàn quốc vì đa số cơ sở Thiếu Lâm lả chùa am : ảnh hưởng đến tôn giáo, lẻ thứ hai là các hào kiệt Thiếu Lâm sẽ phản ứng mạnh vào tận Thanh cung.
Đời Mãn Thanh, vua Càng Long bí mật tạo ra một cuốn tiểu thuyết tưởng tượng với nhan đề là “ Càng Long hạ giang Nam” ca tụng công đức ông vua giang hồ này và kết thúc cây truyện bằng trận đánh phá tan tành Thiếu Lâm tự, diễn tả các hào kiệt Thiếu Lâm như những côn đồ lưu manh. Thật là một ác ý thầm trầm – “làm văn hóa mà lầm thì diệt muôn đời”. Ở trường hợp này không lầm mà cố tạo để sau này nhiều tác phẩm tương tự khác ra đời như cuốn : “Hỏa Thiêu Thiếu Lâm Tự” cuốn : Thiếu Lâm trưởng hận”. – “Đại páh Thiếu Lâm tự”, “Thiếu Lâm nũa hiệp”. – “Hậu Thiếu Lâm…” – các tác giả phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tác phẩm của mình trước thực tại lịch sữ.
Lục lại 30 bộ sữ Trung Hoa, không thấy một chút nào đề cập đến việc triều Thanh tàn phá Thiều Lâm tự, chỉ có hai lần mật vụ Thanh Triều đời Ung Chính và đời Càng Long có gây một chút xáo trộn chia rẽ môn đồ sở đẳng các võ phái nhưng được các Sư trưởng hàn gắn và ý thức tình thế hơn thôi.
Truyện giả sử nghĩa là nương theo lịch sử để tiểu thuyết hóa câu truyện chứ không phải bịa ra một câu truyện không hề có trong lịch sử.
Còn tiếp…
Vothuat.info (theo nguyệt san võ thuật)