Quyền Thái được nhắc đến từ năm 1560 khi vua Xiêm Naresuen bị người Miến Điện bắt và cho cơ hội được tự do nếu chiến thắng các võ sĩ Miến . Naresuen lần lượt hạ từng người, từ đó Quyền Thái được nổi danh và trở thành môn thể thao quốc gia Thái.
Tony Jaa – sát thủ quyền Thái “khét lẹt” trên màn ảnh
Cao thủ Muay Thái “dợt” võ sĩ Vịnh Xuân tơi tả
Câu chuyện có vẻ huyền thoại, không xác thực, nhưng vẫn có thể có lý để hiểu rằng môn võ này đã trở thành môn thể thao quốc gia Thái thừ hơn 2 thế kỉ trước vụ đốt sách năm 1767 của người Miến. Có thể nguồn gốc môn võ này xuất phát từ Võ Trung Hoa mang theo chút hình ảnh của Ấn Độ.
Kĩ thuật “bát chi”
Muay Thai với lối kỹ thuật chiến đấu vô cùng mạnh bạo, còn được gọi là “Nghệ thuật bát chi”, tức là chiến đấu bằng tay, chân, cùi chỏ, đầu gối, với nguyên tắc dứt điểm đòn nhanh, áp đảo đối phương không có cơ hội chống trả.
Môn võ này đạt tới đỉnh cao vào triều đại Hổ Vương Papa Chao Sua. Đa số các võ sư là tu sĩ Phật giáo. Lúc đó các cuộc thi đấu khá tự do, không hạn chế số hiệp đấu và hạng cân, chỉ quy định một số đòn bị coi là phạm luật như: ôm vật, bứt tóc, cắn, cào cấu…
Khi vào trận chiến, người võ sĩ Muay Thai không từ nan bất cứ mục tiêu nào và cố gắng đánh gục đối thủ ngoại trừ nơi mà theo luật định thượng đài của Muay Thai cấm, đó là đánh hoặc hạ bộ.
Võ sĩ thi đấu không mang giày, thường chỉ mang băng vải cuốn phần bàn chân có mắt cá. Nhiều khi võ sĩ còn được cuốn cánh tay – từ phần nắm tay đến cùi chỏ – bằng những giải băng vải, da ngựa hoặc sợi chỉ dầu. Nếu hai bên tương thuận người ta còn nghiền nát những mảnh thủy tinh, rải gắn lên những giải cuốn đó, biến nó thành một thứ hung khí khủng khiếp. Trong các cuộc quyết đấu – dù không thường xuyên lắm nhưng vẫn xảy ra tử vong.
Chiến thuật
Chiến thuật sở trường ở Muay Thái là phang tới tấp hai bên sườn cho đối thủ thấm đòn hoặc choáng váng rồi áp vào đánh cùi chỏ, đầu gối hai gục hoặc vít cổ lên gối kết thúc trận đấu. Võ sĩ Muay Thái cũng thường đá quyết cho đối thủ ngã hoặc đá vào cơ đùi, ống chân, cẳng chân cho đối thủ tê liệt đôi chân không đá được, thậm chí không đứng vững nổi nữa.
Các võ sĩ Muay Thái có những tuyệt chiêu đòn chân như phang ống, đá vòng cầu tống khi áp sát hoặc đối thủ không để đối thủ kịp hoàn hồn là võ sỹ sẽ phải tới tấp các đòn đánh chỏ, gối, đấm đủ loại xúc, móc để chiếm ưu thế tối đa ngay . Các võ sỹ thường sử dụng kỹ thuật truyền thống “trên đe dưới búa”, tức là nghiêng người tay đánh chỏ vào lưng đối phương, đồng thời lên gối vào bụng; hoặc kỹ thuật phóng người lên đá bằng gối vào ngực, cằm, cổ đối phương để hạ gục đối thủ ngay tức khắc.
Phương tức tập luyện
Phương tức tập luyện của các võ sĩ rất đơn giản, bằng cách tập đá vào thân cây chuối, bao cát, chạy cự ly dài, bơi lội, nhảy dây, tập với các mục tiêu di động bằng cách buộc quả bóng dây bật rồi đá liên tiếp để luyện sự chính xác và nhanh. Khi thượng đài, các võ sĩ Muay Thai được trang bị rất đơn giản, không cầu kỳ các trang bị an toàn như luật đấu của Karate hay Taekwondo mà chỉ quần ngắn, bao tay theo kiểu của quyền anh thế giới, chân quấn băng (bó gót), bảo vệ răng.
Tuy nhiên, trên đấu trường là một lẽ, trong thực dụng của cuộc sống là một lý lẽ khác. Muay Thai là môn võ thuật rất mạnh bạo nhưng vẫn có những nhược điểm của nó. Nếu gặp phải một đối thủ thuần nhu như Judo hoặc Aikido thì kết quả vẫn chưa biết đâu là thắng bại, sự thiếu vắng các đòn vật khi áp sát hoặc cách dùng lực quá mạnh bạo sẽ dễ dàng đưa đến chuyện mất thăng bằng đây cũng chính là điểm yếu của Muay Thai.
Chính vì vậy Muay Thái ngày nay (trong thể thao hay thi đấu chuyên nghiệp) đã đươc cải thiện trong cách đánh và dùng đòn chuẩn xác hơn rất nhiều, kỹ thuật phối hợp đòn tay chân,gối chỏ rất điệu nghệ và hiệu quả. Ngoài ra kỹ thuật tránh né, đỡ đòn và cách chống vật hoặc sử dụng đòn gối chỏ hợp lí khi đối phương dùng cự ly gần áp sát để vật mà một số môn võ khác thường sử dụng cũng được đưa vào nhằm hạn chế khi đối phương áp dụng. Thế nên những võ sỹ Muay Thai nhanh chóng chinh phục ngôi vị thứ hạng trên thế giới.
Phong Vũ