Ngô Quyền sử dụng “cọc ngầm” thế nào để diệt quân Nam Hán?

Với “công thức” cắm cọc lúc thủy triều xuống thấp, khiêu chiến địch lúc thủy triều dâng cao, và dụ địch đi vào trận địa mai phục khi thủy triều xuống thấp trở lại, khiến tàu chiến địch bị va đập vào cọc nhọn, vỡ trận, bị đánh tan, những chiếc cọc trên sông đã trở thành thứ vũ khí thủy chiến đặc thù Việt Nam mà không ai có.

10 động vật trở thành vũ khí trong chiến tranh
Võ sĩ huyền thoại vào tù vì phản đối chiến tranh ở Việt Nam

Vũ khí này lịch sử đã chứng minh rằng nó chỉ phát huy tác dụng và đưa đến thắng cuộc nếu tính toán chuẩn xác và vận dụng thành công được thủy triều, tính toán đúng thật chính xác chu kỳ, thời gian, thời điểm lên xuống của mặt nước. Và chỉ có người dân địa phương, đặc biệt là ngư dân, mới tính toán chính xác được. Do đó yếu tố lòng dân là rất quan trọng khi sử dụng loại vũ khí này. Có thể nói vũ khí này chỉ dùng được trong một cuộc chiến tranh nhân dân.

Ảnh minh họa cọc Bạch Đằng
Ảnh minh họa cọc Bạch Đằng

Năm 938, lần đầu tiên những chiếc cọc vùi thây quân xâm lược là khi thủy quân Nam Hán tấn công nước ta qua ngả sông Bạch Đằng. Danh tướng Ngô Quyền đã huy động quân dân lấy gỗ đẽo thành cọc vát nhọn, bịt sắt cắm đầy lòng sông Bạch Đằng ở những chỗ hiểm yếu gần cửa biển tạo thành một trận địa ngầm, hai bên bờ đặt sẵn phục binh.

Khi nước triều lên ngập bãi cọc, Ngô Quyền dụ quân giặc từ vịnh Hạ Long vào sông Bạch Đằng rồi trá bại bỏ chạy. Đến khi nước triều rút, ông hạ lệnh cho toàn quân đánh quật mạnh khiến đoàn thuyền địch hốt hoảng tháo chạy. Đến gần cửa biển thì chúng sa vào bãi cọc nhọn, bị vỡ và bị đắm gần hết và nhận phải nhận lấy kết cục thảm bại, toàn quân tan rã.

Quá trình dàn trận bằng "Cọc ngầm" (Ảnh minh họa)
Quá trình dàn trận bằng “Cọc ngầm” (Ảnh minh họa)

Năm 1077, quân dân nhà Lý dưới sự chỉ huy của danh tướng Lý Thường Kiệt, đã xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt, dựa vào địa lý hiểm trở quanh sông Như Nguyệt (còn gọi là sông Cầu). Dưới bãi sông được bố trí các cọc tre ngầm tạo thành một tuyến phòng ngự hết sức vững chắc.

Quân Lý đóng thành từng trại trên suốt chiến tuyến, quan trọng nhất là ba trại ở Như Nguyệt, Thị Cầu, Phấn Động. Mỗi trại binh có thể có thêm thủy binh phối hợp. Quân chủ lực do chính Lý Thường Kiệt chỉ huy đóng ở phủ Thiên Đức, một vị trí có thể cơ động chi viện nhiều hướng và khống chế mọi ngả đường tiến về Thăng Long, ngăn giặc tiến về kinh đô.

Cọc gỗ Bạch Đằng năm 1288 của thủy quân Trần Hưng Đạo tại xã Yên Giang, Yên Hưng, Quảng Ninh (phát hiện năm 1959).
Cọc gỗ Bạch Đằng năm 1288 của thủy quân Trần Hưng Đạo tại xã Yên Giang, Yên Hưng, Quảng Ninh (phát hiện năm 1959).

Kết quả là quân Nam đã chặn đứng được quân Tống, gây cho chúng những tổn hại nặng nề, chúng không thể tiến thêm một bước nào và buộc phải rút quân về nước, kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2 của quân dân Đại Việt.

Năm 1288, thiên tài quân sự Trần Hưng Đạo noi gương tiền nhân, áp dụng lại trận địa cọc ngầm của Ngô Vương và triều Lý. Lần này, những kẻ bị đánh tan là đạo quân tàn bạo và bách chiến bách thắng Mông Cổ với kết cục là hơn 3 vạn quân giặc và gần 400 chiến thuyền bị chôn xác dưới sông, số còn lại bị quân dân nhà Trần bắt sống chỉ trong vòng một ngày.

Q.B (Sưu tầm)

Nguồn: chientranhvietnam.wordpress.com