Trong các cuộc chiến tranh thời cổ, ngựa chiến là loài động vật được sử dụng chủ yếu để di chuyển và là thứ không thể thiếu cho các chiến binh, kỵ binh trong các trận chiến tay đôi hay các trận đánh tập kích, đột phá cũng như sử dụng để do thám, thông tin liên lạc, vận chuyển…
Ngựa chiến – thứ vũ khí không thể thiếu trong chiến tranh (kì 3)
Ngựa chiến – thứ vũ khí không thể thiếu trong chiến tranh (kì 2)
Ngựa chiến – thứ vũ khí không thể thiếu trong chiến tranh (kì 1)
Thời cổ đại
Vùng Trung Cận Đông
Vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất, cả Trung Cận Đông lẫn Hy Lạp, Ai CẬp đều chưa biết đến kỵ binh. Người Assyria đi đầu trong các dân tộc dùng kỵ mã vào chiến tranh. Hình ảnh của những cỗ chiến xa đầu tiên do ngựa kéo được tìm thấy trên các bức chạm Sumer cổ xưa (3000 năm trước Công nguyên). Chúng có bốn bánh được gắn vào các trục không quay. Loại xe kéo của người Ai Cập và Assyrie đã được sử dụng rộng khắp châu Á và các nơi khác vào khoảng 1600 năm trước Công nguyên. Chúng là loại xe một trục và trục được gắn ở phía, do đó ngựa cùng với càng xe nhận về phần mình thêm sức nặng của xe.
Trên xe có xà ích với một hoặc hai xạ thủ bắn cung. Ngoài ra còn có những lưỡi dao trông giống như lưỡi hái, nhọn và sắc là một thứ vũ khi nguy hiểm được gắn vào moay – ơ của xe. Người ta thường đưa xa chạy thành một dãy để xông vào phản công kẻ thù, phá tan binh địch. Có thể nói, Ở phương Đông khoảng 2000 năm trước công nguyên, ngựa được dùng để kéo chiến xa và vào khoảng 1000 năm trước công nguyên ngựa đã được dùng làm ngựa chiến và kỵ binh là đơn vị chủ yếu của quân đội.
Hy Lạp Cổ đại
Sau đó đến người Hy Lạp sử dụng ngựa trong chiến trận. Lịch sử Hy Lạp có chuyện ngựa gỗ thành Troia. Khi quân Hy Lạp đến bao vây thành Troie, dân thành này chống cự hăng hái đến nỗi quân Hy Lạp không thể nào vô thành được. Theo mưu mẹo của Odysseus chế ra một con ngựa gỗ rất cao lớn, bên trong rỗng ruột để quân linh chui vào nấp, sau đó giả vờ bỏ con ngựa lại chiến trường rồi ra lệnh tất cả thuyền bè rút ra khơi. Dân thành Troia thấy quân Hy Lạp rút lui, vui mừng kéo nhau ra khỏi thành hì hục đưa con ngựa gỗ vào bên trong thành như là một chiến lợi phẩm quý giá thu được từ Hy Lạp. Nửa đêm hôm nấy, quân mai phục từ bụng con ngựa chui ra chém giết lung tung, mở cửa thành cho quân Hy Lạp tràn vào. Thành Troia thất thủ, vua Priam bị giết, câu chuyện ngựa gỗ phá thành được chép lại như một thiên anh hùng ca trong các tiểu thuyết của nhà thi hào Hómēros.
Ở giai đoạn phát triển của Vương quốc Macedonia, người Hy Lạp-Macedonia đã sử dụng khá rộng rãi ngựa trong chiến trận đặc biệt là việc sử dụng kỵ binh dần ưu thế so với chiến xa vì những địa thế gập ghềnh hiểm trở thì kỵ sỹ tỏ ra có hợi thế hơn là các cỗ xe chiến đấu do có thể xoay trở nhanh và cơ động hơn do đó, xe do ngựa kéo đã tục xuống hàng thứ yếu. Trong khi vận dụng các đội kỵ mã, Macedonia đã đạt được những thành công rất lớn đến vĩ đại, trong việc áp dụng kỵ binh vào chiến trận. Cụ thể là trong trậm Gaugamela đẫm máu (331 trước Công Nguyên), lực lượng của đến quốc Ba Tư chiếm ưu thế so với quân Macedonia. Quân Ba Tư có voi chiến, hàng ngàn cỗ xe chiến, rất nhiều kỵ mã và bộ binh. Dưới sự lãnh đạo và chỉ huy kiêm vị vua trẻ xứ Macedonia, Alexandros Đại đế đã tung 7.000 kỵ mã và 40.000 bộ binh vào trận. Ông này bố trí lực lượng có thể tấn công vào đại binh của vua Ba Tư Darius III vốn chậm chạp và cơ động kém, khiến cho quân Ba Tư hoảng loạn, xe nọ đè lên xe kia, nghiến luôn cả bộ binh. Còn các đạo quân của Macedonia thì thừa thắng tiêu diệt được nhiều kẻ thù. Tạo nên bước ngoặt lớn trong trận chiến này.
Có thể nói, ở giai đoạn này, con ngựa nổi danh thế giới là con Bucephalas của vua Alexandros đại đế. Chuyện kể rằng, một người lái buôn Ba Tư dắt con hắc mã đến bán cho vua Philippos II của Macedonia nhưng tất cả các tay kỵ mã tài giỏi nhất đều không thể nào điều khiểu nổi con ngựa bất kham này. Hoàng tử Alexandros lúc đó hãy còn là cậu bé, đi chậm rãi đến bên con ngựa, dịu dàng đưa tay vỗ nhẹ vào cổ nó và khẽ lái con thần mã hướng về phía Mặt trời để không còn sợ bóng của nó và cuối cùng đã thuần hóa được con vật dữ tợn. Sau đó vị vua trẻ và con chiến mã đã cùng nhau tung hoành chiến địa, chinh phục cả quốc Ba Tư rộng lớn và dựng lên một đế quốc mới bao la ở Châu Á. Sứ giả Plutarchus đã chứng kiến sự kiện trên cũng kể lại rằng, khi con Bucephalas qua đời tại Ấn Độ, Alexandris buồn bã trước cái chết của người bạn thân yêu đã cho lập thành phố Bucephalia để tưởng nhớ nó. Nòi giống của nó được tồn tại mãi đến ngàn năm sau tại các xứ châu Á. Nhà thám hiểm Marco Polo kể rằng, vua Badasan thấy cậu mình có một chuồng ngựa thuộc dòng Bucephalas, xin ông này một con nhưng không được liên ám sát ông cậu để cướp ngựa. Nhưng bà mợ đã sai người di giết hết cả bầy ngựa quý đó để trả thù. Vụ này xảy ra vào năm 1280, và từ đó dòng Bucephalas tuyệt diệt.
La Mã Cổ đại
Thời La Mã Cổ Đại, các loại ngựa chiến chỉ để dùng vào công tác thông tin, liên lạc là chính. Lực lượng chủ chốt của đế quốc La Mã là vô số bộ binh được huấn luyện rất tốt được biên chế thành các Bách nhân đội. Còn để tham chiến trong các trận đánh quy mô thì thuê mướn các đội kỵ binh người tộc German (kỵ binh sông Rhin). Người La Mã thường sử dụng các đội kỵ binh người Bắc Phi đặc biệt là kỵ binh Numidia. Họ chiến đấu trên lưng ngựa loại thấp bé những rất lanh lợi và dai sức. Đây là đạo kỵ bịnh không mặc áo giáp và vũ trang rất tồi nhưng thường xuất hiện đột kích bất ngờ rồi rút lui nhanh, kiến cho đối phương lúng túng và làm hoảng loạn đội hình.
Trong thời La Mã cổ đại, ngoài con ngựa trắng của Caesar thì con ngựa yêu quý Incitatus của Hoàng đế Caligula cũng là một con ngựa nổi tiếng. Người ta nói rằng, Caligula đã cho nó một cái chuồng tuyệt hảo được trang hoàng bằng đá cẩm thạch và ngà voi và một chiếc vòng cổ đẹp được phủ đầy ngọc quý. Có nhiều câu chuyện truyền miệng về Incitatus, có nhẽ là bắt nguồn từ những lời nói nước đôi nực cười của Caligula. Theo nhà sử học Cassius Dio, vị nguyên thủ này đã hứa sẽ phong cho Incitatus làm quan Tổng tài, và Suetonius đã kể lại những tin đồn về kế hoạch ấy.
Trung Quốc
Ở Trung Quốc, khoảng 2.000 năm trước Công nguyên, ngựa được dùng để kéo chiến xã và khoảng 1.000 năm sau đó, con ngựa được dùng làm ngựa chiến và kỵ binh là đơn vị chủ lực trong quân đội của các triều đại phong kiến. Ngựa tham dự chiến trận suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc. Ở Trung Quốc cũng như các nước phương Đông, hình ảnh “da ngựa bọc thây” xuất phát từ câu nói của Phục Ba Tướng quân Mã Viện đã nói lên hình ảnh bi hùng ở nơi chiến địa, người và ngựa đã thường vào sinh ra tử. Nhiều con tuấn mã đã cùng với chủ tướng lập nên nhiều chiến công hiển hách, lưu danh trong sử sách.
Việt Nam
Lịch sử Việt Nam cũng nói đến con ngựa sắt thần kỳ của Phù Đổng Thiên Vương con ngựa này được bọc sắt, cao lớn có khẳ năng phi nhanh, khạc lửa và có thể bay lên trời. Theo huyền sử thì vào đời Hùng Vương thứ sáu, có quân đội nhà Ân tràn vào xâm lược nước Văn Lang, gây nhiều tội ác. Hùng Vương rất lo và cho sứ giả đi tìm khắp nơi để tìm người tài ra cứu nước. ở Kẻ Dỏng, thuộc bộ Vũ Ninh có cậu Gióng đã lên ba tuổi mà không biết nói, biết cưới. Nghe sứ giả của nhà vua đi kén người ra giúp nước, thì cậu nói được và mời vị sứ giả đến và bảo: “Ngài về tâu với đức vua đúc cho con ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt và chiếc nón sắt mang đến cho ta để ta đi đánh giặc Ân“. Sau cái hôm đó, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn uống la liệt. Ngựa sắt, nón sắt và giáp sắt, đã rèn xong. Guóng nhảy lên lưng ngựa, Ngựa hí một tiếng dài, thét ra lửa, lao vút ra trận. Phá xong quân Ân, Gióng phi ngựa đến chân núi Sóc Sơn, ghìm cương, cởi giáp và nón treo lên một cành cây, sau đó cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời. Hùng Vương nhớ ơn Dòng bèn cho lập đền thờ ở Kẻ Dỏng và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương.
Còn tiếp…
Tô Thiện (sưu tầm)