Nguồn gốc của thành ngữ “Đơn thương độc mã”

“Đơn thương độc mã” là một trong những câu thành ngữ gắn liền với lối nói chuyện thường ngày cũng như văn học của người Á Đông, trong đó có Việt Nam.

Giải mã chiến lược thông minh nhất cuộc đời Tào Tháo

Những câu nói lưu truyền thiên cổ của Tào Tháo

Thành ngữ này được người Việt biết đến nhờ xuất hiện thường xuyên trong phim, truyện kiếm hiệp hay các tác phẩm văn học trung đại Trung Quốc như Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử…

Một thương – một ngựa là những gì tối thiểu mà một người dũng sĩ cần để tung hoành ngang dọc trên chiến trường. Xét về khía cạnh văn học, nó mang ý nghĩa “một người đang ở trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn” nhưng vẫn mang sắc thái ngữ nghĩa đầy kiêu hãnh và bản lĩnh.

Nhiều người cho rằng thành ngữ “Đơn thương độc mã” xuất phát từ Tam quốc diễn nghĩa. Cụ thể hơn, đó chính là sự kiện mãnh tướng Thường Sơn Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vây Đương Dương để cứu con của Lưu Bị. Theo mô tả của tác phẩm này, Triệu Vân khi đó chỉ có một con ngựa, một cây thương bên mình.

Điển tích "Triệu Vân một mình một ngựa cứu A Đẩu"
Điển tích “Triệu Vân một mình một ngựa cứu A Đẩu”

Chứng kiến Triệu Vân “Đơn thương độc mã”mở đường máu phá vòng vây, vị tướng lĩnh đầy kiêu hãnh Tào Tháo cũng phải thốt lên: “Từ sau khi Lữ Bố chết, ta chưa từng thấy vị tướng nào dũng mãnh đến vậy”. Cần biết thêm rằng trước khi Triệu Vân xuất hiện, Lữ Bố được mệnh danh “chiến thần”, từng một mình tỉ thí với cả ba anh em Lưu Bị – Quan Vũ – Trương Phi.

Báo tử đầu Lâm Xung, nhân vật cũng nổi tiếng với tài năng chinh chiến "một thương, một ngựa".
Báo tử đầu Lâm Xung, nhân vật cũng nổi tiếng với tài năng chinh chiến “một thương, một ngựa”.

Có nhiều nhân vật nổi tiếng khác cũng gắn liền với hình ảnh “Đơn thương độc mã”, chẳng hạn Báo tử đầu Lâm Xung (truyện Thuỷ Hử). Tuy nhiên, Triệu Vân vẫn là nhân vật “cổ” nhất được đề cập đến với hình ảnh một thương một ngựa (Tam quốc chí được viết vào khoảng thế kỉ thứ 3 sau Công nguyên). Vì vậy, có thể cho rằng chính Triệu Vân là người dũng sĩ tạo nên hình tượng “Đơn thương độc mã”.

Tại Việt Nam, nhiều người gọi thành ngữ này với các dị bản khác như Đơn phương độc mã (một ngựa, một… hướng đi) hay Đơn thân độc mã (Một mình một ngựa). Những cách gọi này xuất phát sự sai lệch trong nghe – nói tiếng Hán Việt.

Trích đoạn Triệu Vân đơn thương độc mã cứu A Đẩu

[jwplayer player=”1″ mediaid=”112081″]

Y.N