Với sự phát triển của công nghệ thông tin, không hiếm các “võ sĩ ảo” tự cho mình uyên thâm về võ thuật và có thái độ thách thức trên mạng xã hội. Dưới đây là những biểu hiện chính của những “cao thủ sống ảo” trong võ thuật.
Giang hồ 12 quận đòi xử đẹp “thanh niên sống ảo” khi không thực hiện lời hứa
Hải Bánh một mình “cân” 3 tên cướp và hành trình trở thành trùm giang hồ
HỌC VÕ TỪ “THẦY INTERNET”
Việc tự học võ trên mạng thực sự không gì là sai nhưng quá tin tưởng vào cách học này và không tự trao đổi, suy xét hay thực chiến sẽ khiến bạn “ảo tưởng” về trình độ võ thuật. Học võ qua mạng cần có cái nhìn đúng đắn về võ thuật, trong nghệ thuật chiến đấu quan trọng nhất là thể lực rồi mới tới đề kỹ thuật, trong khi đại đa số các video hướng dẫn võ thuật bây giờ chỉ dạy cho bạn kỹ thuật mà không hề nhắc đến tầm quan trọng của thể lực.
HỌC VÕ NHƯ TRONG PHIM
Trong các bộ phim võ thuật, đặc biệt là trong phim võ thuật của Trung Hoa, có rất nhiều cảnh quay diễn viên tập luyện rất “kinh dị” như đấm vào thép, lấy tay chưởng banh sắt,… . Tất nhiên phim ảnh chỉ cố tình làm cường điệu hóa nhằm khiến người xem ấn tượng, cách tập này vừa hại sức khỏe vừa thiếu khoa học, chỉ khiến bạn càng ngày càng yếu hơn. Có rất nhiều cách tập ngạnh công khác nhau nhưng bất cứ cách tập nào cũng bắt đầu từ dễ đến khó, bạn thực sự cần một người có kinh nghiệm để học hỏi.
THÁCH ĐẤU VỚI NHỮNG VÕ SĨ CHUYÊN NGHIỆP
Không hiếm những võ sĩ trên mạng xã hội lớn tiếng thách đấu những võ sĩ nổi tiếng, ở Việt Nam thường kết thúc bằng việc tự xóa tài khoản. Còn bên phương tây, những kẻ thách đấu thường nhận kể quả thất bại. Nguyên nhân là do một số người ảo tưởng về sức mạnh của mình, số khác lại muốn mình nổi tiếng nên mới có những lời thách thức đó.
LỢI DỤNG VÕ ĐẠO ĐỂ CÔNG KÍCH NGƯỜI KHÁC
Trong sự phát triển của võ thuật thế giới, dần có nhiều thay đổi về cách chiến đấu. Trong khi võ thuật ngày nay cần có tính thực chiến hơn sự hoa mỹ thì nhiều người phản bác rằng không có võ đạo, là thể loại võ phu.
Quang Lữ