Mặc dù có thể kể ra hàng ngàn lý do, tuy nhiên đây là những nguyên nhân có vẻ không quan trọng nhưng lại khiến võ thuật “không chịu” phát triển.
Dao Sashimi: “Hàng lạnh” trong giới giang hồ Hàn Quốc
Dao Mèo: Hơi thở vùng cao nguyên Việt Nam
VÕ THUẬT CÓ LÀM NÊN CƠM CHÁO GÌ KHÔNG?
Có lẽ đây là câu hỏi mà nhiều phụ huynh hỏi con em mình khi muốn dấn thân vào nghiệp võ. Thực tế Việt Nam hiện nay chẳng có người nào nổi tiếng và nhiều tiền như Floyd Mayweather hay Conor Mcgregor với số tiền bỏ túi sau mỗi trận đấu là hàng triệu USD, mặc dù vẫn có rất nhiều người sống khỏe với võ thuật tuy nhiên những câu chuyện đó lại không bao giờ đến tai bậc phụ huynh, điều đó khiến ước mơ võ thuật của những đứa trẻ chết từ trong “trứng nước”.
Hãy thử hỏi tại sao giới trẻ ham theo ngành nghệ thuật? Bởi màn ảnh cho ta thấy những người mẫu, diễn viên với siêu xe và vật chất dư thừa. Tất nhiên chẳng ai dám làm công việc mà chỉ nhìn thấy thương tật hoặc chết đói, dù đam mê đến cỡ nào cũng đến lúc phải làm công việc khác vì cái bụng rỗng chứ không phải vì đam mê.
HIỂU SAI VỀ TINH THẦN THƯỢNG VÕ
Khi hai võ sĩ tung hết sức mình để tấn công đối thủ, hạ thủ thẳng tay thì lại bảo không có tính nhân đạo, thiếu tinh thần thượng võ. Nếu như bạn là một võ sĩ, bạn thi đấu không hết sức đồng nghĩa với việc bạn coi thường đối thủ và đổi lại nếu như bạn bị coi thường trong một trận đấu, liệu bạn có vui vẻ gì không?.
Tinh thần thượng võ nằm rõ nhất là khi trận đấu kết thúc, cả hai võ sĩ ôm lấy nhau và tôn trọng nhau dù thua hay thắng.
VÕ KHÔNG PHẢI LÀ CÁI NGHỀ MÀ LÀ CÁI NGHIỆP
Nhiều bạn trẻ thường có kiểu “kén cá chọn canh”, phòng tập đầy đủ thì than học phí cao, nơi học phí thấp thì chê điều kiện vật chất không đầy đủ. Cứ như thế hai lý do đó cứ xoay quanh họ, làm cái cớ cho việc không luyện tập võ thuật một cách bài bản.
Bất cứ công việc học tập nào cũng có cái giá của nó, nếu cứ lấy những cái cớ trên để không luyện võ thì mong bạn đừng tự nhận mình là dân chơi võ.
Quang Lữ