Những sự thật trớ trêu của việc tầm sự học đạo tại Trung Quốc

Jeffrey J . Kelly là một hành giả võ thuật đồng thời là một nhà nghiên cứu và tác giả chuyên viết về võ thuật tại Mỹ .Ông đã đến tận Trung Hoa – chiếc nôi của nền võ thuật Đông Phương – để tầm sư học đạo suốt hai năm trời. Bài sau đây ghi lại những kinh nghiệm tai nghe mắt thấy của ông.

Thiếu Lâm tự
Thiếu Lâm tự

Tôi đã từng ôm mộng hải hồ ngay từ lúc bắt đầu học võ. Gần như ngay từ lớp tập Taekwon-Do  đầu tiên, tôi đã linh cảm có một ngày nào đó, tôi sẽ làm một chuyến hành hương sang Đông Phương. Cũng phải mất ngót mười lăm năm, nhưng rồi rốt cuộc tôi cũng gặp may.Tôi tìm được một chân giáo sư dạy Anh ngữ tại Trung Hoa. Tôi sống suốt hai năm tại đất nước này và tôi cho rằng mình cũng khá may mắn. Tôi đã được học Thái Cực Quyền theo trường phái họ Trần ngay tại chiếc nôi của môn võ thuật này – Làng Trần (Trần Gia Câu) thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Tôi cũng rất may mắn được trở thành một môn đồ của  Thiếu Lâm Tự dưới sự truyền dạy của võ sư Shi Su-Xi. Thậm chí tôi còn được học trực tiếp chút đỉnh về Thiếu Lâm quyền từ các vị thiền sư. Chà, câu chuyện nghe ra thoải mái thuận lợi đấy chứ, nhưng không phải dễ gì đâu. Đâu phải mọi người đều may mắn như tôi. Do đó, trước khi bạn hối hả lo đặt vé máy bay để tìm đất tổ của võ thuật, tôi xin phép trình bày hầu bạn những kinh nghiệm thực tế của tôi tại đây, để bạn chuẩn bị tinh thần sẵn .

Phật Đồ sơn
Phật Đồ sơn

Năm đầu tiên ở Trung Quốc, tôi chẳng học được một chút võ nghệ nào cả. Tôi sống suốt hai năm cách ly khỏi gia đình và bạn bè, và hầu như bị cô lập hoàn toàn về mặt xã hội với những người dân mà tôi đang sống chung. Mùa hè thì nóng, mà mùa đông thì lạnh, và hầu như lúc nào tôi cũng bực bội gắt gỏng. Tôi phạm nhiều sai lầm và phí phạm nhiều thời gian, nhưng đồng thời, tôi cũng thu thập được khá nhiều kinh nghiệm. Sau đây là một số vấn đề và cách giải quyết mà các bạn cần phải cân nhắc kỹ.

c7c0f40625b50ed467ab18635d2601ea

Tôi nên đi đâu đây? Bất cứ bạn làm việc gì đi nữa, lời khuyên cho bạn là hãy chọn một thành phố lớn. Tôi đã sống suốt hai năm đầu tiên ở một thị trấn nhỏ và bạn cứ tin tôi đi, chỉ tổ lãng phí thời gian mà thôi. Trước khi sang Trung Quốc, tôi cứ ngỡ rằng việc tôi đi đến đâu thì cũng chẳng hề gì; rằng làng mạc nào tại Trung Hoa chắc chắn cũng có danh sư võ thuật của nó cả. Tôi hết sức chới với mà nhận ra rằng sự thể không phải như vậy. Hầu như bất cứ một võ sư nào xứng đáng với danh hiệu võ sư cũng đều sống tại một thành phố lớn. Tại sao vậy? Bởi vì võ thuật được chính phủ công nhận và yểm trợ. Các môn võ thuật được dạy trong tất cả các trường cao đẳng và đại học thể thao hoặc phổ thông. Các trường giỏi nhất luôn luôn đặt cơ sở tại các thành phố lớn, đó chính là nơi bạn sẽ tìm được các bậc danh sư tài giỏi nhất. Nhân dân Trung Hoa được chính phủ bổ nhiệm công tác, do đó nếu có ai muốn sinh sống bằng nghề dạy võ, ông ta sẽ đi đến các nơi nào chính phủ cắt cử ông ta đi. Thậm chí cả ngày nay, cũng hầu như chưa có các võ đường do tư nhân hoàn toàn quản lý và huấn luyện.

Warrior Monks Of Shaolin Temple

Lại nữa, cuộc sống trong một thành phố lớn thì thoải mái hơn nhiều so với nếp sinh hoạt ở một vùng nông thôn nghèo nàn. Dĩ nhiên cũng có thể có một vài bậc chân sư sống ở miền thôn quê, nhưng như thế có nghĩa là họ không dạy võ cho công chúng, và cũng có nghĩa là họ cũng chẳng dạy võ cho cả bạn nữa.

Trong một thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải hay Quảng Châu, tiếp xúc được với một võ sư giỏi là điều tương đối dễ. Rất có thể bạn sẽ tìm được một vị thông qua một trường cao đẳng, đại học hay sở thể thao cấp tỉnh hoặc thành phố. Bạn cũng có thể thăm viếng các công viên, nhưng tôi đã thất vọng với chất lượng mà tôi chứng kiến tại các nơi này. Đành rằng có rất nhiều người tập tại các công viên đó, nhưng nếu bạn biết rõ điều mà bạn muốn tìm, bạn sẽ nhận ra rằng hầu hết những gì mà họ đang tập ở đấy đều tương đối nghèo nàn, kém cỏi. Hãy ghi nhớ điều này: Không phải tất cả mọi người Trung Quốc đều là những cao thủ võ thuật  và các bậc chân sư không bao giờ thi thố công phu của mình nơi công cộng.

Bạn sẽ không được dạy về các kỹ thuật áp dụng đòn thế, các bài tập đối luyện giữa hai người, mà chỉ là những bài bản tập luyện tay không mà thôi.
Bạn sẽ không được dạy về các kỹ thuật áp dụng đòn thế, các bài tập đối luyện giữa hai người, mà chỉ là những bài bản tập luyện tay không mà thôi.

Tôi nên học gì đây? Ngành võ thuật hiện đại Trung Hoa có thể chia làm hai giai đoạn: võ công và võ thuật. Võ công là cái mà chúng ta thường nghĩ đến như thể môn công phu truyền thống, những nghệ thuật chiến đấu như Thiếu Lâm quyền, Thái Cực quyền, Vịnh Xuân v.v… Còn võ thuật là môn nghệ thuật thiên về biểu diễn, một thể loại võ của phòng tập thể dục (Trên thực tế, “võ thuật” được dùng tại Trung Hoa như một từ chung cho cả hai thể loại nói trên).

Bạn toan tính theo học các môn võ cổ truyền chăng? Bạn có thể bị thất vọng đến nơi rồi đó. Nói như thế không có nghĩa là các võ sư giỏi không có, mà chỉ do cách nhấn mạnh vấn đề lại khác biệt. Ngày nay tại Trung Hoa, võ thuật được truyền dạy để phục vụ mục tiêu sức khỏe và rèn luyện thân thể, chứ không phải vì mục đích tự vệ. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ không được dạy về các kỹ thuật áp dụng đòn thế, các bài tập đối luyện giữa hai người, mà chỉ là những bài bản tập luyện tay không mà thôi.Trong khi đó đối với những  người chỉ tập một môn võ nhằm mục đích duy trì sức khỏe thì việc này chẳng ăn thua gì, còn bạn, kẻ dốc tâm tìm học một môn võ tự vệ và thực sự đối luyện, thì quả là bạn sẽ thất vọng lắm. Lấy ví dụ, bản thân tôi thấy hết sức may mắn được các thiền sư Thiếu Lâm dạy cho vài cách phân thế các bài quyền, nhưng trên thực tế tôi cũng chưa hề thử thách thực sự cách áp dụng các đòn thế trên bất cứ ai.

Còn tiếp…

Tô Thiện (sưu tầm)