Không chỉ nổi tiếng với những cú đấm đầy uy lực ở trên võ đài, Mohammad Ali còn trở thành người anh hùng trong lòng hàng triệu người trên thế giới vì tinh thần đấu tranh cho hòa bình. Anh từng phải vào tù vì phản đối chiến tranh ở Việt Nam, bị tước đai vô địch và cấm thi đấu trong 5 năm.
Đầu bếp ăn bún chả cùng Obama là cao thủ BJJ
Ở Việt Nam, 100 đặc nhiệm tinh nhuệ luôn vây quanh Obama
NGƯỜI VIỆT KHÔNG GỌI TÔI LÀ “MỌI ĐEN”
Là người yêu chuộng hòa bình, Mohmamad Ali sớm nhận ra sự phi nghĩa từ cuộc chiến mà Mỹ thực hiện ở Việt Nam. Năm 1966 đang trên đỉnh vinh quang của sự nghiệp, võ sĩ huyền thoại đã có một quyết định làm chấn động thế giới bởi lời từ chối thẳng thừng là không tham chiến tại Việt Nam. Bằng uy tín của mình, ông truyền thông điệp phản đối chiến tranh đầy tính nhân văn tới thế hệ trẻ Mỹ. Ông từ chối gia nhập quân đội sang gây chiến ở Việt Nam, cũng chính vì thế mà ông phải vào tù.
Thời điểm đó, Mohmamad Ali nổi tiếng với câu nói: “Không có gì để chống lại Việt Nam” hay “Tôi không cãi nhau với người Việt Nam… không người Việt Nam nào gọi tôi là “mọi đen” cả. Tại sao tôi phải đi 10 nghìn dặm để thả bom lên đầu những người Việt Nam vô tội trong khi ở Mỹ còn nhiều người da đen bị đối xử tệ bạc…”.
Mohmamad Ali chấp nhận mọi hình phạt chứ không chịu để mình phải tàn sát những con người vô tội đang sinh sống cách nửa vòng trái đất. Và cái giá mà ông phải trả là không nhỏ, ngày 28/4/1967 Ali giăng khẩu hiệu bất hợp tác ngay tại nơi tuyển quân và bị giải tới tòa án. Ông phải bồi thường 100.000 USD và phạt 5 năm tù giam, đồng thời bị tước đai vô địch, mất bằng thi đấu và mọi danh hiệu.
TÌNH BẠN CỦA HAI TAY ĐẤM
Sự việc của Mohammad Ali khiến làng quyền Anh và người hâm mộ trên toàn thế giới lại một lần nữa rơi lệ vì một tình bạn tận tụy, chân thành của người anh em cùng màu da – võ sĩ Joe Frazier. Khi Mohammad Ali mất tất cả: vinh quang, cơ hội thi đấu và cả tự do Joe đã vận động Liên đoàn quyền Anh thế giới và Chính phủ Mỹ xin cho Ali sớm ra tù để trở lại võ đài. Phong trào này lan rộng ra các VĐV và người hâm mộ quyền Anh, người yêu hòa bình trên toàn thế giới. Chính nhờ Joe, Chính phủ và Liên đoàn quyền Anh Mỹ phải nhượng bộ và năm 1969, Ali được ra tù.
Sau khi chia tay với sự nghiệp quyền Anh chuyên nghiệp, Ali đã trở thành một nhân vật chính trị năng động, tham gia vào nhiều hoạt động xã hội, giúp đỡ người dân không chỉ sống ở Mỹ mà trên toàn thế giới. Năm 1985, Chính phủ Mỹ đề nghị ông thương thảo vấn đề giải phóng những người Mỹ bị bắt cóc ở Liban. Ông còn là người sáng lập ra Tổ chức thế giới về quyền tự do và nhân phẩm (WORLD).
Khi đã 70 tuổi, Ali xuất hiện trong một sự kiện từ thiện mang tên ông năm 2011. Huyền thoại quyền Anh nói: “Tôi nghĩ, có thể căn bệnh Parkinson của tôi là cách Chúa nhắc nhở tôi nên biết cái gì là quan trọng”.
Joe Frazier cùng thượng đài với Mohammad Ali
[jwplayer player=”1″ mediaid=”110158″]
Quang Phong (tổng hợp)