Hồ Nguyên Trừng phát minh ra súng thần công nhưng không thể đánh bại được quân Minh. Nhưng đến thời Quang Trung, ông dùng chính vũ khí này để đánh bại 29 vạn quân Thanh.
Vũ khí bí mật của người Việt khiến Trung Quốc kinh hoàng khiếp vía
Bên trong “địa ngục trần gian” đang giam giữ Minh Béo
Hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ trong chiếc áo bào sạm màu khói súng là biểu tượng huy hoàng của người Việt trong cuộc chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Tiếc rằng, ông mất quá sớm. Nhiều nhà sử học nhận định rằng: “Nếu Quang Trung không mất sớm thì có lẽ Việt Nam đã sang trang sử mới”.
Ngược dòng lịch sử, ngày 25/11/1788 (nhằm 28/10, Mậu Thân) theo lệnh vua Càng Long, Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị mang 29 vạn quân Thanh từ phương Bắc tràn sang nước ta. Đến ngày 17/12/1788, quân Thanh kéo vào Thăng Long.
Về phần Nguyễn Huệ, lúc này ông còn đang ở Phú Xuân (Huế). Sau khi Nguyễn Huệ lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung, nghe tin giặc kéo quân sang xâm lược, ông quyết định tiến quân thần tốc ra Bắc để ứng chiến.
Ngày 26/12/1788, Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên tới 10 vạn, tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Ngoài ra, ông còn có một đội tượng binh gồm 200 voi chiến. Quang Trung tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung đem quân tiến ra Bắc Hà. Tôn Sĩ Nghị coi thường quân Tây Sơn, sau nghe lời các tướng của Chiêu Thống thì có lo đôi phần, hẹn mồng 6 Tết ra quân đánh Tây Sơn.
Ngày 15 /01/1789 (ngày 20/12, Mậu Thân), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh và ăn Tết ở Thăng Long.
Đêm 30/12, Mậu Thân, quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu của các tướng Lê Chiêu Thống. Sau đó Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm mùng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng. Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn, có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa.
Sáng mùng 5 Tết, Quang Trung tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết. Tôn Sĩ Nghị nghe tin liền cuống cuồng sợ hãi bỏ chạy, quân Thanh đại bại. Với tài dụng binh thao lược, táo bạo, tốc chiến, tốc thắng của Hoàng đế Quang Trung, hơn 20 vạn quân Thanh bị đánh bất ngờ, bị tiêu diệt không kịp trở tay. Số sống sót tranh nhau chen chúc vượt qua cầu phao sông Hồng để trốn thoát, bị cầu đứt, vỡ, cuốn trối xác ngập đầy sông.
Chiều mồng 5 tết, Quang Trung tiến vào Thăng Long trong sự chào đón của nhân dân. Đại Nam chính biên liệt truyện mô tả: “Áo bào của Quang Trung sạm màu khói súng”.
Chỉ tính riêng số lượng đại bác quân đội Tây Sơn trang bị cho thủy quân, lục quân lúc cao nhất phải đến ngàn khẩu. Một phần lấy được của quân Trịnh, Nguyễn, một phần tự chế tạo. Cùng với các loại súng thần công, điểm đặc biệt ở quân Tây Sơn là dùng voi chiến để đánh giặc. Công lao huấn luyện vua phải kể đến nữ tướng Bùi Thị Xuân. Súng thần công và voi chiến là hai vũ khí đáng sợ mà Quang Trung có được ở đội quân Tây Sơn. Chính những vũ khí này đã khiến Tây Sơn trở thành một đội quân bất khả chiến bại. Riêng Quang Trung, ông được mệnh xem là vị tướng duy nhất trong lịch sử “bách chiến bách thắng”.