‘Tuyệt kỹ quyền 3 chân hổ là một loại võ công có tính sát thương vô cùng lớn và đòi hỏi một sự khổ công rèn luyện. Không ai còn nhớ rõ người sáng chế ra nó nữa nhưng nguồn gốc của nó thì không một võ sinh nào của môn phái tôi không biết cả’. Võ sư già Hà Trọng Ngự đệ tử chân truyền của quyền 3 chân hổ cho biết.
Biệt danh “hùm xám miền Trung” là của ai?
“Đệ nhất” làng võ Việt và trận tỉ thí nhớ đời trên đất Singapore
200 năm trước, quyền 3 chân hổ – một tuyệt kỹ võ công của dân tộc đã được cho là thất truyền. Thế nhưng, trong khoảng những năm đầu của thế kỷ 20, tin đồn tuyệt học này vẫn còn truyền nhân tại Bình Định khiến cho giới võ học bất ngờ.
Theo lời võ sư Hà Trọng Ngự, quyền 3 chân hổ được khai sinh tại khu vực núi Bà thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Tại đây, trên 200 năm trước xuất hiện một con cọp 3 chân to lớn và hung dữ. Người dân nơi đây thường xuyên bị hổ vồ, ăn thịt. Trong một thời gian dài, hổ 3 chân là nỗi khiếp đảm của cả vùng. Vào 1 ngày nọ, có 1 người tiều phu vào rừng hái củi và trở về làng khi trời đã xẩm tối.
Người tiều phu chưa kịp rời rừng đã nghe mùi tanh tưởi bốc ra, khi quan sát thì kinh hoàng phát hiện một con cọp to lớn đứng trên 3 chân to tướng, nhe nanh chực vồ. Chưa kịp định thần, con cọp đã lao đến.
Vốn là một cao thủ ẩn dật, người tiều phu nhanh chóng nhảy người né tránh và xoay người dùng đòn gánh gủi quật ngang vào mạn sườn con thú. Trúng đòn, mãnh hổ quay người, thủ thế hòng nuốt tươi con người bé nhỏ. Trước sự hung hãn của mãnh hổ, người tiều phu nhanh như cắt rút đòn sóc đã được vuốt nhọn để làm đòn gánh củi thủ thế.
Dưới ánh trăng đêm, tiền nhân chăm chăm ghi nhận những cú lao tới vồ mồi, lúc phóng lên không, khi trụt xuống, tát những cú trời giáng vào mình. Cuối cùng, khi sức cùng lực kiệt, cả thân người và vật đều thấm đẫm mồ hôi và máu tươi, người tiều phu đành ngồi xếp bằng ôm đòn gánh nhọn chống lên với hy vọng mong manh từ một cú phóng tới chộp mồi của cọp giữ.
Không ngờ, điều kỳ diệu đã xảy ra, con cọp dữ phóng mình lên không, giơ vuốt nhọn chụp xuống, bóng nó phủ kín người tiền phu. Một tiếng gầm xé trời, con cọp dữ trúng đòn hiểm nhưng nó vẫn vùng vẫy chạy thoát vào rừng. Và cũng từ đó, không hiểu sao, người dân không còn thấy con hổ hung tợn ngày nào về làng quấy phá nữa.
Trở về làng, người tiều phu nhớ lại cảnh chiến đấu cùng cọp dữ và nhận thấy những cú vồ của mãnh hổ như những đòn thế võ học tuyệt kỹ. Người ấy đã nhớ và ghi lại thành những thế võ rồi dụng công tập luyện để nó trở thành tuyệt kỹ quyền 3 chân hổ danh chấn lúc bấy giờ.
Sau khi luyện thành quyền 3 chân hổ, người tiều phu đã phổ biến với dân làng để nó trở thành một thứ vũ khí chống thú dữ, giặc ngoại xâm, như một chữ đạo để người đời tu tâm dưỡng tính và hy vọng nó được lưu giữ mãi về sau.
V.Đ – Võ cổ truyền Việt Nam