Samurai – Quá trình khổ luyện vì cuộc sống và chiến tranh

Các chiến binh Samurai đã được đào tạo, và khổ luyện như thế nào để đối mặt với cuộc sống và chiến tranh?

>>>Vài điều thú vị về trang phục Hakama của các Samurai<<<

Samurai và những đẳng cấp

Quá trình đào tạo một chiến binh Samurai phụ thuộc vào sự giàu có của gia đình anh ta. Trong gia đình có đẳng cấp thấp, thiếu thốn nhiều thứ thì người con trai học tập tại các ngôi trường trong làng, và họ được đào tạo để trở thành một Samurai từ cha, anh trai, hoặc chú bác. Đào tạo võ thuật được coi là rất quan trọng, và thường bắt đầu khi đứa trẻ lên năm. Con trai của gia đình giàu có hơn thì được gửi đến học viện đặc biệt, để thu nhận kiến thức văn học, nghệ thuật, và kĩ năng chiến đấu.

samurai_vader_by_cgfelker-d5pkp2b

Cội rễ của Samurai là cưỡi ngựa bắn cung

Chúng ta thường quen thuộc và nghĩ rằng hình ảnh Samurai là bậc thầy sử dụng thanh kiếm katana với các kỹ năng chết người. Tuy nhiên, Samurai khi xuất hiện trong vài thế kỷ đầu tiên, còn được gọi là chiến binh cưỡi ngựa bắn cung. Bắn cung trong khi cưỡi ngựa là kĩ năng phức tạp, và làm chủ nó đòi hỏi nhiều năm luyện tập trên cả mục tiêu cố định cũng như mục tiêu di động. Trong một thời gian, chó được sử dụng như là mục tiêu chuyển động để luyện tập, cho đến khi các Shogun bãi bỏ phương pháp luyện tập tàn bạo này.

2037180-japanese_swords_samurai_swords_musashi_akuma_katana

Dạy văn chương và nghệ thuật nhưng không được đề cao

Các Samurai còn phải luyện tập kiếm thuật không ngừng nghỉ. Có một câu chuyện kể về một vị sư phụ đã tấn công các học trò với một thanh kiếm bằng gỗ vào những thời điểm ngẫu nhiên trong suốt cả ngày và đêm, cho đến khi các sinh viên học được cách không bao giờ đánh mất cảnh giác.

Ngoài kỹ năng chiến binh, Samurai cũng được đào tạo trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như văn học và lịch sử. Trong thời Tokugawa, thời kì hòa bình, vì vậy các kiến thức học tập đặc biệt hữu ích. Tuy nhiên, một số sư phụ đào tạo Samurai cảnh báo học trò của họ không nên tập trung quá nhiều vào văn chương và nghệ thuật, vì sợ tâm trí của họ sẽ trở nên yếu kém.

Quang Bình (Sưu tầm)