Phách quải quyền là môn võ có lịch sử rất lâu đời, vào giữa đời nhà Minh đã được lưu truyền trong dân gian. Tương truyền nó bắt nguồn từ Ngô Chung ở Mạnh Thôn phía Đông Nam Thương Châu. Nhưng vì con gái ông được gả cho La Thoản nên đem Phách Quải chưởng truyền cho La Thoản. Cho nên nhiều người ở Mạnh Thôn thường lấy Bát Cực Quyền làm chủ nhưng La Thoản thì lại thông thạo về Phách Quải Chưởng.
Nhưng căn cứ vào các khảo chứng thì Phách Quải Quyền vốn dĩ lưu hành ở núi Diêm Sơn nằm trong vùng phụ cận của Thương Châu. Vào cuối triều đại nhà Thanh, các võ sư nổi tiếng như Lí Vân Biểu cùng La Thoản và Lí Đại Trung kết làm bằng hữu nên Phách Quải Chưởng được truyền cho La Thoản, kết hợp với Bát Cực Quyền tạo thành một chưởng thuật đặc sắc của địa phương La Thoản.
Thích Kế Quang (1528- 1587) trong quyển Kỷ Hiệu Tân Thư có bài phân tích sâu sắc về Phách Quải Quyền. Đó là chỉ sự linh hoạt của “thối pháp” (phép sử dụng đùi) trong Phách Quải Quyền, nâng gối che ngực, duỗi chân bái trời, là ca ngợi công dụng kì diệu của “thối pháp”. Trong quyển Quyền Kinh Tiệp Yếu Thiên, bỏ các thế đoạt, bước, lật và treo, một chiêu được xếp vào “Trạch Kỳ Thiện” mà biên soạn thành 32 thế trong bài trường quyền này. Sau Thích Kế Quang, đến khoảng giữa triều Thanh, ở Hà Bắc và Thương Châu xuất hiện hai nhánh lớn của Phách Quải Quyền. Một nhánh là của Quách Đại Phát ở Đại Bàng Trang, Nam Bì, Thương Châu. Người này lúc nhỏ buôn bán lụa ở Kinh Bảo, sau đó làm hộ vệ cấm quân ở Hoàng Cung. Nội dung truyền thụ của nhánh này là các quyền móc và lối đánh nhanh, dồn dập của Phách Quải Quyền. Nhánh còn lại là của Tả Bảo Mai ở thôn Đại Tả gia trang, Diêm Sơn, Thương Châu (người ta thường gọi là Tả Bát Gia), nội dung mà ông truyền thụ là Thanh Long Quyền và lối đánh chậm rãi thong thả.
Hơn một trăm năm trong giai đoạn đầu thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, những người luyện tập loại quyền này ngày càng nhiều và đi theo các bậc danh nhân am tường về Phách Quải Quyền. Trong đó nổi tiếng nhất có một số vị như Tiếu Hoa Thành, Lí Vân Biểu, Triệu Thế Khuê, Hoàng Lâm Bưu, Quách Trường Sinh, Mã Phượng Đồ, Mã Anh Đồ, Tào Yến Hải, Tả Thanh Giáp.
Vào năm 1928, tại Nam Kinh thành lập trường võ thuật Trung Ương Quốc Thuật Quán. người giữ chức trưởng khoa bộ môn võ Thiếu Lâm là đại sư võ thuật Mã Anh Đồ và có thỉnh giảng Giáo sư Quách Trường Sinh. Đúng lúc các nhân vật tiêu biểu của hai nhánh Diêm Sơn và Nam Bì ở Thương Châu. Hai người 1 ý kiến, cùng nhau nghiên cứu cặn kẽ về kỹ thuật khiến cho hai nhánh này bị tách rời nhau trong một thời gian dài nhưng sau đó thì “gương vỡ lại lành, hợp lại thành một chỉnh thể. Sau đó, hai vị này tiến hành chỉnh lý lại từ đầu bộ Phách Quải Quyền đầu tiên. Phách Quải quyền sau khi được chỉnh lý “thần thái càng tăng, diện mạo hoàn toàn mới”. có thể nói đây là bước nhảy vọt đầu tiên trong việc truyền dạy và kế thừa Phách Quải Quyền.
Phách Quải quyền từ lúc đầu lưu truyền đã không có những bài quyền dùng khí cụ, Quách Trường Sinh và Mã Anh Đồ cho rằng đây là một loại quyền pháp có hệ thống hoàn chỉnh. vào đầu những thập niên 30 thì đã sáng tạo ra Phong Ma Quyền và Phách Quải Quyền. Vì vậy, bổ sung vào chỗ còn trống của những bài quyền không dùng khí cụ trong hệ thống Phách Quải Quyền. Về sau, Quách Trường Sinh lại tập hợp những tinh hoa của đao pháp cổ và cải tiến thành Phách Quải Yêu Pháp và Thông Tí Bộ Pháp, đem so sánh thì thấy tính liên kích của Nhất Lộ Miêu Đao càng nổi bật hơn Nhị Lộ Miêu Đao. Miêu Đao sau này cũng được xem là một bài quyền khí cụ trong hệ thống Phách Quải Quyền. Nhiều bài binh khí vẫn còn tồn tại trong Wusu hiện đại ngày nay.
Năm 1937, sau khi Quách Trường Sinh trở về nhà, tiếp tục tiến hành nghiên cứu Phách Quải Quyền, bàn luận và tổng hợp các đặc điểm kỹ thuật nhanh, linh hoạt, đa dạng kéo dài lực. Đặc điểm trong Phách Quải Quyền là chú trọng đại khai, đại hợp dũng mãnh, cương quyết, cương nhu phối hợp.
Năm 1984, Thị Ủy Thương Châu đã thành lập Thương Châu Võ Thuật Quán. Quách Thụy Tường làm trưởng quán mở lớp Phách Quải Quyền, chiêu sinh trên phạm vi toàn quốc, học viên đến từ 29 tỉnh, thành và khu tự trị. Phách Quải Quyền nhanh chóng được truyền bá rộng khắp cả nước. Năm 1987, bắt đầu có các học viên ngoại quốc từ Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc đến để học Phách Quải Quyền. Năm 1976, Phách Quải Quyền, Phong Ma Côn, Phách Quải Đao, Miêu Đao có mặt trong các giải đấu cũng như đại hội võ thuật toàn quốc và giành được hàng chục huy chương vàng. Trong giải đấu võ thuật toàn quốc, các môn sinh của Quách Thụy Tường là Vương Chí Hải (ở Thương Châu), Vương Hoa Phong (Thể Đại, Bắc Kinh) đều giành được lần lượt là 6 và 4 huy chương vàng. Cậu học trò người Nhật Koja Masato trong cuộc thi đấu võ thuật ở Nhật Bản đã giành được 4 huy chương vàng. Một học trò khác là Akiyama cũng giành được 2 huy chương vàng trong giải đấu. Một học trò Hàn Quốc là Lee Sang Chun giành được 2 huy chương vàng quốc tế trong giải đấu võ thuật khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Để mở rộng Phách Quải Quyền trong phạm vi toàn quốc, Ủy Ban Thể thao quốc gia đã giao cho Quách Thụy Tường biên soạn quyển Phách Quải Quyền và được xem là tài liệu quy định trong thi đấu thể thao. Sau đó Nhà xuất bản thể thao nhân dân đã công bố một VCD phim giảng dạy Phách Quải Quyền do Quách Thụy Tường biểu diễn.
Mỹ Châu – Phan Thương – Ngọc Hiếu