Theo truyền thuyết, Thập bát La Hán hay Thập bát đồng nhân trận được coi là đỉnh cao của võ thuật Thiếu Lâm. Vậy tuyệt kỹ này thực sự cao siêu tới đâu?
Thiếu Lâm tự và sự thật bí kíp tuyệt học Dịch cân kinh.
“Sa Tăng” U54 liên tục nhận được lời mời đóng phim cấp 3.
Trận pháp huyền thoại
Theo sử sách mô tả, Thập bát La Hán hay Thập bát đồng nhân là trận pháp của 18 đại cao thủ Thiếu Lâm, khi di chuyển linh hoạt như nước chảy, khi đứng im vững vàng như núi, đầu cuối tương ứng, không chút sơ hở…
Sự thật thì Thập bát La Hán trận (Thập bát đồng nhân trận) kỳ ảo đến đâu? Cho đến nay, chưa có tài liệu nào khẳng định được chính xác quá trình hình thành, cũng như các chiêu thức và quy luật bố trí trận pháp này. Thậm chí ngay cả tên gọi thì mỗi tài liệu lại có những lý giải khác nhau.
Ngay cả mối quan hệ của Thập bát La Hán và Thập bát đồng nhân cũng từng gây ra nhiều tranh cãi tuy nhiên theo nhiều nhà nghiên cứu thì thực chất hai khái niệm này là một. Câu hỏi nữa được nhiều người đặt ra là 18 người đồng của trận pháp huyền bí này thực chất là ai?
Có tài liệu nói rằng để đề phòng đệ tử khi công phu chưa luyện thành mà tự ý xuống núi, bị kẻ khác đánh bại làm ô danh Thiếu Lâm, các cao tăng đã đặt 18 người đồng trước cửa ra. Đệ tử nào có thể đánh lui người đồng tức là công phu đã đạt tới mức thâm hậu và được phép xuống núi.
Một số tài liệu khác thì nói rằng, Thiếu Lâm ở Trung nguyên là “cây cao phải đón gió nhiều”, luôn có khách giang hồ “thăm viếng”, đòi tỉ thí mua danh, trộm cắp bí kíp võ công…Nên các cao tăng phải dùng trận pháp của 18 người, là những đệ tử xuất sắc để bảo vệ sự thanh tịnh của Thiếu Lâm Tự.
Dù theo thuyết nào, 18 người đồng cũng được coi là “bức tường đồng bất khả công phá” để bảo vệ sự tôn nghiêm của sơn môn. Các thuyết cũng đều khẳng định, đệ tử Thiếu Lâm có thể rèn luyện với những trận đồ, qua được ải này coi như công phu đã lên đến hàng tuyệt kĩ.
Có ghi chép khẳng định rằng 18 người đồng chính là Thập bát La Hán, 18 cao thủ của Đạt Ma viện. Được xếp vào hàng ngũ này đều là thượng thừa công phu cá nhân, còn Thập bát La Hán trận là sự phát huy sức mạnh cá nhân rồi bổ trợ cho nhau, tạo thành trận pháp với uy lực lừng danh.
Những công phu cá nhân
Bên cạnh cấp độ về trận pháp thì Thập bát La Hán còn ghi dấu ấn ở công phu cá nhân, gồm Thập bát La Hán thủ, La Hán quyền và La Hán công. Thập bát La Hán thủ được cho là 18 thế tập, hay chính là 18 bước luyện tập, mô phỏng tư thế của 18 La Hán.
Đáp lại những lời chê công pháp này quá giản đơn, ai cũng có thể học, một số người lại cho rằng tinh hoa không nằm ở sự cầu kỳ phức tạp, mà ở khả năng của người học lĩnh hội thâm ý bên trong.
Một câu hỏi nhiều người đặt ra, Thập bát La Hán thủ liệu có phải là nguồn gốc Thập bát La Hán quyền, và có phải là bài La Hán quyền mà chúng ta từng nghe biết đến hiện nay hay không? Qua những tài liệu hiện có, chắc chắn tồn tại ít nhất một bài quyền Thập bát La Hán trong lịch sử. Tuy vậy, nguồn gốc của nó thì còn nhiều tranh cãi.
Bởi, trong hệ thống quyền pháp Thiếu Lâm Tung Sơn có tồn tại một hệ thống La Hán quyền, nhưng chẳng hề có bài quyền nào mang tên Thập bát La Hán! Trong khi đó, Thập bát La Hán công chính là những tuyệt kỹ về khí công, nội công của Thiếu Lâm, với những khả năng như nâng được ngàn cân, phá tan gạch đá… Những tuyệt kỹ này đã trở nên quá nổi tiếng và được mọi người thừa nhận.
Hiện thực gây tranh cãi
Quay trở lại với Thập bát đồng nhân trận, mặc dù được nhắc tới rất nhiều trong tiểu thuyết cũng như các bộ phim kiếm hiệp, tuy nhiên hầu như không có một tài liệu nào mô tả một cách chi tiết về các chiêu thức của từng người.
Khi nói về trận pháp, các tài liệu cũng chỉ nói tới những nét chung chung như tấn công từ 4 hướng, khiến đối phương hoa mắt, loạn chiêu, đến lúc đó 5 người bất thần từ trên đánh xuống, biến ảo, xuất quỷ nhập thần…Năm 2006, tại Thiếu Lâm Tự đã từng biểu diễn trận pháp Thấp bát đồng nhân trước sự tò mò và chờ đợi của tất cả những người yêu thích võ thuật.
Sau đó, 18 đệ tử Thiếu Lâm trong tạo hình đồng nhân (sơn một lớp ánh đồng sáng rực khắp cơ thể) đã thi triển trận pháp với mỗi người một chiêu thức riêng biệt, mạnh mẽ, hợp nhất trong một thế trận nhịp nhàng, nhuần nhuyễn và đẹp mắt. Tuy nhiên chính màn biểu diễn cũng đã gây nên làn sóng tranh cãi, chủ yếu quanh khả năng thực chiến của trận pháp huyền bí này.
Theo nhiều người nhận xét thì màn biểu diễn mặc dù đẹp mắt tuy nhiên khó có thể biết nếu áp dụng trong thực chiến thì kết quả sẽ ra sao và những chiêu thức của từng cá nhân liệu có phát huy được tác dụng?
Đặc biệt là khi đánh trận ngoài chiến trường với gươm đao, bộ binh, kỵ binh… thì có lẽ Thập bát đồng nhân trận cũng chẳng thể tạo nên được sức mạnh tuyệt đỉnh, bất khả công phá giống như trong phim ảnh hay những câu truyện tiểu thuyết.
Có thể bạn quan tâm: Trận pháp “Thập bát đồng nhân” Thiếu Lâm Tự được tái hiện trên màn ảnh:
[jwplayer player=”1″ mediaid=”64987″]
Theo Trí Thức Trẻ