Có rất nhiều kiểu thay đạn khác nhau phụ thuộc vào tùy từng loại súng và tùy thói quen của xạ thủ, chính vì đó mà thuật ngữ “thay đạn chiến thuật” hay “Tactical reload” đã ra đời để chỉ những cách thức thay đạn này.
Không phải bất cứ người lính nào cũng đủ bình tĩnh để có thể thay đạn một cách hoàn hảo trên chiến trường. Để tránh rơi vào tình trạng “lóng ngóng” khi không thể cho được hộp tiếp đạn vào khe như thế này, các bài tập thay đạn chiến thuật đã được quân đội nhiều nước trên thế giới đưa vào giáo trình của mình.
Khi nhuần nhuyễn kiểu thay đạn này, người lính có thể thay đạn chỉ trong vòng 1 giây trước khi có thể tiếp tục khai khỏa vào mục tiêu, đảm bảo đối phương sẽ bị ghìm chặt và không thể “ngóc” đầu dậy bắn trả.
Tùy từng loại súng mà cách thức thay đạn sẽ khác nhau, tuy nhiên về cơ bản mục đích của kiểu thay đạn này là giảm thiểu thời gian thay đạn xuống tối đa, nhờ đó có thể giảm được thời gian “chết” của người lính khi đấu súng với đối phương.
Kể cả các loại súng ngắn cũng có cách thức thay đạn chiến thuật, điều quan trọng là tốt nhất người lính không nên bắn hết sạch đạn trong băng để tránh phải lên đạn lại khi đưa băng đạn mới vào.
Các loại súng có kiểu thiết kế hộp tiếp đạn không giống bình thường như khẩu MP90 này lại có các kiểu thay đạn khác biệt hoàn toàn. Người lính bắt buộc phải học tập thật nhuần nhuyễn mới có thể “chuyển loại” súng được.
Trong tình trạng bị thương trên chiến trường, người lính cũng sẽ có cách để thay đạn chỉ bằng một tay mà không cần tới cánh tay còn lại. Bằng cách kẹp súng vào chân, người lính có thể nạp lại đạn một cách đơn giản chỉ cần một tay.
Các loại súng trường tấn công họ M4 có kiểu lên đạn chỉ bằng một nút bấm thay vì phải kéo khóa nòng như các loại súng thông thường khác, điều này khiến cho việc nạp lại đạn diễn ra nhanh gọn hơn rất nhiều.
Theo Kiến thức