Nói đến Thiếu Lâm Tự, hẳn không ít người sẽ nhớ ngay đến hình ảnh ngôi chùa nổi tiếng cùng môn phái võ Thiếu Lâm Tự. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu đôi chút về nguồn gốc môn võ Thiếu Lâm Tự và biết tại sao những tu sĩ thiếu lâm lại đánh võ hay như vậy.
- Làng võ lại xôn xao về trận thách đấu giữa Cung Lê và Flores
- Sốc: Cao thủ Thái Cực phái Võ Đang bị võ sĩ MMA hạ sau 2 giây thượng đài
Chùa Thiếu Lâm hay Thiếu Lâm Tự – tọa lạc tại Tung Sơn, xã Đăng Phong, Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Chùa nổi tiếng từ lâu vì sự kết hợp giữa Phật giáo Thiền tông và võ thuật. Là cái nôi của Thiền tông Trung Hoa, đây được cho là một cơ sở Phật giáo nổi tiếng nhất nhì với phương Tây.
Theo một số tài liệu cổ, chùa Thiếu Lâm được xây dựng ở phía Bắc Tung Sơn vào năm 477. Vị trụ trì đầu tiên của chùa là thiền sư Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ. Thiền sư đến Trung Quốc vào năm 464 nhằm truyền bá tư tưởng Phật giáo. Bồ Đề Đạt Ma cũng là người sáng lập nên võ phái Thiếu Lâm quyền pháp trong chùa.
Ngôi chùa hiện nay đã trải qua rất nhiều lần bị phá hủy và được xây dựng lại. Ngày nay, Thiếu Lâm Tự có đến 8 chùa chi nhánh tại Trung Quốc.
Khi nhắc đến Thiếu Lâm Tự, điều đầu tiên ta nghĩ đến đó là Quyền thuật Thiếu Lâm – môn võ đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới.
Tương truyền, Bồ Đề Đạt Ma thấy các nhà sư có thể trạng yếu, thường ngủ gục trong lúc thiền. Thiền sư liền giới thiệu một hệ thống các bài tập thể dục được cho là thập bát La-hán chưởng hay là các bài tập co giãn cơ bắp kinh điển Đạt-ma. Dần dần những động tác này phát triển thành võ thuật.
Trong suốt 15 thế kỷ, các nhà sư tại Thiếu Lâm Tự đã hoàn thiện và gìn giữ môn võ qua nhiều thế hệ. Hệ thống quyền pháp của Thiếu Lâm Tự có tới 3 hệ pháp theo từng môn phái. Đó là: Thiếu Lâm Tung Sơn (Hà Nam), Thiếu Lâm quyền Bắc phái (Giang Tô), và Thiếu Lâm quyền Nam Phái (Phúc Kiến).
Sau sự bùng nổ của bộ phim Thiếu Lâm Tự vào năm 1982, ngôi làng bao quanh chùa có tên là làng Thiếu Lâm đã thu hút rất nhiều môn sinh trên toàn thế giới đến đây xin học. Nhiều người thường nói vui rằng, ngôi làng dường như đã trở thành một “lò Kungfu” đích thực.
Cùng với đó, các võ đường sẽ được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của các môn sinh. Ước tính, mỗi năm có tới 50 võ đường được mở cùng 50.000 môn sinh theo học võ Thiếu Lâm.
Đầu tiên, các võ sinh sẽ phải trải qua khóa rèn luyện rất khắc nghiệt với tính kỷ luật cao nhằm tôi luyện sức chịu đựng bản thân để đạt đến sự hoàn thiện về thể chất.
Học viên chia sẻ – người đã luyện tập 5 năm tại chùa cho biết: “Tu luyện là một quá trình không ngừng nghỉ và vượt qua chính mình. Tôi nghĩ điều lớn nhất mà võ thuật đem lại cho tôi là sự kiên trì và nghị lực, nếu không có nghị lực sẽ rất khó thành công”.
Anh Thư (T.H) – Theo Tâm Giao