Ở Nhật, Cung tên cũng như kiếm, được coi là biểu tượng của uy thế và chính quyền. Hiệp sĩ đạo (Bushido) cũng còn được gọi là Kyuba no michi (Mã và cung đạo).
Những cây cung cổ kiếm thấy được bên Nhật có từ hơn 6.000 năm. Lúc đầu, cung được dùng bởi những thợ săn và lính bộ, nhưng từ từ được áp dụng cho kỵ binh vào khoảng thế kỷ thứ 4.
Từ thế kỷ thứ 10 trở đi, nhiều trận độ sức bằng cung tên đã bắt đầu giữa kỵ binh. Mỗi địch thủ bắn 3 phát. Nghi lễ này bị quên bãng trong thời kỳ binh lửa Muromachi (1334-1573). Tới thế kỷ thứ 16, với sự hiện diện của súng đạn nhập cảng từ Bồ đào Nha, cung tên trở thành vô dụng và không được sử dụng ngoài chiến địa nữa.
Tới thế kỷ thứ 17, trong giai đoạn hoà bình của vương quốc Nhật, dưới sự thúc đẩy của Shogun Tokugawa Yoshimune, thầy Ogasawara Heibei Tsuneharu phổ biến lại phong trào này. Dụng ý của Shogun T. Yoshimune là có 1 chương trình đào tạo kỹ năng tập trung tư tưởng, kỷ luật và sự tinh tế cho những samurai trong thời bình.
Cung của Nhật bản, cũng như cây Katana, là 1 vũ khí duy nhất, khác hẳn những loại cung ở những nơi khác. Cây cung rất lớn và hoàn toàn không đối xứng. Nơi nắm cung khá thấp nên vũ khí đó rất khó dùng.
Nghi lễ dùng cung, khi đứng dưới đất (Kyudo) hay khi cưỡi ngựa (Yabusame) là 1 truyển thống rất thanh lịch và thanh tao, bắt nguồn từ đạo Zen.
Nghi lễ Yabusame của người Nhật:
Trí Minh (tổng hợp)