Một bản thảo được cho là văn bản đào tạo các Samurai ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ 19 đã được tìm thấy. Theo nghiên cứu, bản thảo này là do một bậc thầy quân sự thời Trung Quốc cổ đại viết để tạo nên những hình tượng võ thuật của Nhật Bản.
Văn bản này có tên gọi gốc là “Bugei no jo” và được dịch ra là “giới thiệu về võ thuật”. Theo nhóm nhà khoa học Nhật Bản thuộc ĐH Eötvös Loránd ở Budapest, Hungarym văn bản được viết vào năm thứ 15 của kỷ nguyên Tenpo ở xứ sở hoa anh đào (tức năm 1844).
Nội dung chủ yếu của văn bản này là hướng dẫn cho các học viên về hệ thống võ thuật nhằm giúp họ trở thành một võ sĩ Samurai thực thụ.
Nhóm nghiên cứu ĐH Eötvös Loránd phát hiện ra rằng, tài liệu cổ này do một bậc thầy về quân sự của Trung Quốc cổ đại viết. Đây là văn bản được viết theo phong cách kanbun, kết hợp các yếu tố trong chữ viết của người Trung Quốc và Nhật Bản.
Để có thể theo học trở thành Samurai, các học viên phải có tinh thần kỷ luật tốt và rèn luyện tinh thần thép, không được phép run sợ khi đối diện với đối phương.
“Khi bước ra khỏi cổng, dù nhìn thấy đối phương áp đảo về số lượng nhưng chúng ta không được phép lung lay, run sợ. Nếu làm được điều đó, chúng ta đã là người chiến thắng khi cuộc giao tranh giữa hai bên chỉ mới bắt đầu”, đây là một đoạn trong tài liệu “Bugei no jo”.
Cũng trong tài liệu này, võ sĩ phải là người có tri thức, biết cách giữ tinh thần bình tĩnh, khả năng sử dụng kiếm thành thạo khi ra trận cũng như tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc khác.
Thêm vào đó, các học viên cũng không được phép để lộ kiến thức, bí kíp của mình. Bởi nếu bị lộ thì những điều họ được dạy sẽ trở nên phổ biến và họ sẽ không còn đặc điểm riêng nữa.
Samurai tương lai cũng được dạy tuân thủ nhiều quy tắc “vàng” như phải chết trong danh dự, không thực hiện những hành động gây xấu hổ.
Ngô Lãm