Kim Dung được đánh giá là một trong những cây bút gây ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20. Tập trung viết về chủ đề tiểu thuyết võ hiệp, ông đã để lại cả một di sản đồ sộ, tuy hư cấu nhưng vẫn mang nhiều giá trị lớn lao.
Kim Dung đã “chém gió” quá lố về Dịch cân kinh
Những “đại cao thủ” ít được nhắc đến trong tiểu thuyết Kim Dung
Sinh năm 1924 tại Chiết Giang (Trung Quốc), chàng trai Tra Lương Dung khởi nghiệp cầm bút từ năm 1955 với cái tên Kim Dung. Năm 1959, Kim Dung tham gia sáng lập nhật báo Hồng Kông Minh Báo và trở thành Tổng biên tập.
Ông đã viết 15 cuốn tiểu thuyết, không chỉ tạo nên một cơn chấn động toàn cầu và đem về danh tiếng cho riêng mình mà còn mở ra nguồn ý tưởng phong phú cho điện ảnh cũng như các cây bút trẻ sau này. Theo thống kê, các tác phẩm của Kim Dung đã được in 300 triệu bản (chưa tính hàng trăm triệu bản in lậu), chuyển thể thành 24 phim truyền hình, 3 phim điện ảnh. Đó là chưa kể đến khoảng 30 tiểu thuyết của các tác giả khác được viết dựa trên các tác phẩm của Kim Dung.
Có một điều rõ ràng rằng các tác phẩm của Kim Dung đều là hư cấu. Và sự hư cấu đó đã khuynh đảo cả một thời đại. Không chỉ tại Trung Quốc, chúng ta có thể thấy truyện và phim từ truyện Kim Dung xuất hiện tại nhiều nơi như Hồng Kông, Đông Nam Á và cả Mỹ. Vì sao một mình Kim Dung lại có thể làm nên sự thành công vang dội đến như vậy?
TẠO RA THẾ GIỚI CỦA RIÊNG MÌNH
Kim Dung không chỉ đơn giản viết những điều hư cấu. Ông hệ thống tất cả hư cấu đó thành một thế giới quan, nơi mọi thứ trở nên hết sức logic với nhau. Chúng ta không thể đem đời thực ra để suy luận truyện kiếm hiệp, nhưng hoàn toàn có thể dùng kiếm hiệp để luận kiếm hiệp. Từ các tình tiết trong cùng bộ truyện và giữa các bộ truyện với nhau, rất khó để tìm ra sự mâu thuẫn. Nghê Khuông, một nhà phê bình trứ danh của Trung Quốc cũng từng nói: “Kim Dung hư cấu đến mức chân thực. Ông ta có một thế giới riêng để mặc sức vẽ ra những câu chuyện mà chẳng phải ngán ngại những điều vô lý ở đời thường.”
CÔNG BẰNG, KHÁCH QUAN VÀ ĐA DẠNG
Trong thế giới riêng của Kim Dung, ông luôn gìn giữ sự công bằng. Là một người yêu chuộng giáo lý nhà Phật, Kim Dung có phần ưu tiên khi nhắc đến Phật giáo trong các tác phẩm truyện. Tuy nhiên, ông lại để một nhân vật Đạo giáo là Trương Tam Phong lên hàng “võ lâm chí tôn”, cũng như khắc hoạ nhiều nhân vật phản diện từ môn phái Thiếu Lâm. Đề cao chủ nghĩa yêu nước (đặc biệt là tinh thần “hảo Hán” – người Hán cao đẹp), Kim Dung cũng đề cập rất nhiều đến người Mông Cổ, Mãn Thanh, Khiết Đan, Tây Tạng… và tạo ra đầy đủ các nhân vật thiện – ác từ những dân tộc này.
Ông cũng luôn phát triển tính đa dạng trong các tác phẩm truyện, từ hệ thống nhân vật, môn phái, chiêu thức và cốt truyện. Trong 22 năm cầm bút, hiếm khi nào Kim Dung bị “bí đề tài”.
“GÀI” VÀ DẪN DẮT MÂU THUẪN
Kim Dung chủ yếu sử dụng những nút thắt thiện – ác, đánh vào tâm lý ham danh lợi, chủ nghĩa anh hùng và các mâu thuẫn hơn thua trong giới võ thuật để tạo nên cốt truyện. Ông không bao giờ để yên cho các nhân vật của mình được yên bình. Đọc truyện Kim Dung, độc giả luôn phải đặt dấu chấm hỏi cho những tình tiết kế tiếp.
Là một nhà báo, Kim Dung cũng hết sức “cứng” tay viết. Kinh nghiệm viết báo giúp ông kiểm soát, thu thập và sử dụng thông tin rất tốt, biết cách tìm và nuôi dưỡng ý tưởng.
Top 10 đại cao thủ trong truyện Kim Dung
[jwplayer player=”1″ mediaid=”111038″]
Hồ Võ