Chỉ những vị tướng tài mới được giữ nhiệm vụ bảo vệ biên cương, nơi tình hình luôn diễn ra phức tạp nhất. Ấy thế mà chúng ta lại có một nữ tướng thời Lý Nam Đế được giao nhiệm vụ này.
Trùm giang hồ khiến Năm Cam năm lần bảy lượt chiêu mộ bất thành
Chân Tử Đan đấu võ, bắn súng ầm ầm trong bom tấn Hollywood
Trong số các nữ tướng khác của Lý Nam Đế mà chúng ta không thể không nhắc đến, đó là Dương Khoan Khoáng. Có thể nói, bà là nữ tướng nổi tiếng nhất của triều Tiền Lý nước Vạn Xuân. Bà quê ở trang Báo Văn, xứ Hồ Kì (nay thuộc thôn Báo Văn, Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc).
Trong dân gian có vô số câu chuyện kỳ bí về xuất thân của các vị thần tướng. Nữ tướng Khoan Khoáng cũng không phải ngoại lệ. Tương truyền rằng, mẹ bà là Nguyễn Thị Hằng, trong một đêm mưa to gió lớn, đã nằm mộng thấy có một con rồng lớn phủ lên người, rồi sau đó có thai về sau sinh ra một người con gái. Trên thân có những vết như khoang rắn, nên đặt tên là Khoan Khoáng. Lúc lớn lên, Khoan Khoáng là người dũng lược, ý chí khác người nên ai ai cũng nể phục.
Năm Nhâm Tuất (542) tại chùa Diên Táo (nay thuộc làng Báo Văn, xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), Lý Bí làm lễ tế cờ, tuyên cáo khởi nghĩa chống giặc Lương. Các hào kiệt người địa phương là những người đầu tiên tham gia tề tựu dưới cờ, trong đó có Khoan Khoáng, thủ lĩnh một toán quân gồm các trai tráng người làng Báo Văn. Cuộc khởi nghĩa bùng lên và lan rộng nhanh chóng, quan quân nhà Lương kẻ bị giết, kẻ ôm đầu tháo chạy về phương Bắc.
Một người phụ nữ lại có khả năng thủ lĩnh toán quân toàn nhưng trai tráng trong làng. Chứng tỏ vị nữ tướng này có tài năng kiệt xuất. Chưa kể đến thời kỳ phong kiến còn quan niệm “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Việc lãnh đạo một toán quân khởi nghĩa tự phát không phải việc dễ dàng.
Khi Lý Bí xưng đế lập nước Vạn Xuân, nữ tướng Khoan Khoáng được giao trấn ải phía Bắc, doanh trại đặt ở trang Hổ Kỳ quê nhà. Việc để một nữ nhi ra cầm quân ngoài phương Bắc ắt hẳn thể hiện được sự tài giỏi của nữ tướng Khoan Khoáng. Đồng thời thể hiện vua Lý Nam Đế là người anh minh, tài năng là quan trọng hơn sự phân biệt nam nữ.
Đầu năm Ất Sửu (545), quân Lương kéo sang xâm lược, Lý Nam Đế bèn đem quân ra đánh ở Chu Diên nhưng bị bất lợi phải lui quân về cửa sông Tô Lịch, dựng thành lũy chống giặc, rồi lại lui về giữ thành Gia Ninh (Việt Trì). Cuối tháng 2 năm Bính Dần (546), thành Gia Ninh vỡ, vua chạy vào miền Khuất Lão tập hợp lực lượng…
Trong khi đó, nữ tướng Khoan Khoáng cùng đạo quân của mình đánh giặc, chiến đấu dũng cảm ở hai vùng đất Bình Xuyên và Yên Lạc trong suốt hai năm (545-546) với nhiều trận khiến quân giặc kinh hồn táng đởm.
Trong một trận huyết chiến tại Yên Lạc, nữ tướng Khoan Khoáng bị trọng thương, quân sĩ đưa bà về đến xứ Hổ Kỳ, trang Báo Văn thì mất, hôm đó là ngày mồng 10 tháng 9 năm Bính Dần (546). Sau khi mất, nhân dân nhớ ơn Khoan Khoáng, nhiều nơi lập đền thờ. Các triều đại sau này truy phong bà làm “Đệ nhị á nương Khoan Khoáng đại vương mỹ mạo linh dung”.
Nguyễn Thái
Tham khảo “Truyện hay trong lịch sử Việt Nam” – NXB Hồng Đức