Một điều thú vị rằng những chàng trai giỏi võ thường than “ế” nhiều hơn con trai ở các lĩnh vực khác. Phải chăng võ thuật rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp của người nam lại vô tình rèn thêm cho họ cái số… kén chọn người yêu?
Vì sao Lý Tiểu Long chọn côn nhị khúc làm vũ khí
Vì sao vũ khí trong kiếm hiệp được xem như “bảo vật”
Bài viết sau đây sẽ điểm qua những vấn đề mà con trai giỏi võ hay mắc phải trên con đường tình duyên. Xin nhớ rằng, đây là những vấn đề của “trai võ” thực thụ, những người sống đúng chất võ chứ không phải những gã trai đến lớp võ và trở về với chiếc áo trơn sạch.
CHẤN THƯƠNG
Không có bất cứ cô gái nào cảm thấy hứng thú về việc người yêu trở về nhà với khuôn mặt bầm hoặc cánh tay đau nhức. Nói một cách… kinh dị hơn, họ không thích hôn người yêu với đôi môi tanh mùi máu do bị găng Boxing đấm rách.
Thế nhưng, đó là chuyện của các cô gái. Những chàng trai võ thực thụ xem đó là chuyện bình thường hơn cả chén cơm hằng ngày.
VÔ TÂM
Nghe thật bất công với những chàng trai võ. Ngay trong từng buổi tập, họ đã được dạy phải luôn quan tâm và chú ý đến biểu hiện của bạn tập để tránh gây ra những chấn thương đáng tiếc. Sự cẩn thận đó ăn sâu vào tiềm thức, biến những chàng trai võ ngoài đời trở thành những người hết sức tinh ý và biết quan tâm người khác.
Tuy nhiên, họ lại vô tâm với người yêu – theo một khía cạnh nhất định. Là những người luôn đối mặt với khó khăn, họ sẽ thấy những chuyện “vặt vãnh” như vài vết trầy hay chiếc răng đau nhức là điều bình thường. Họ ít khi hiểu rằng khi đó các cô gái yếu đuối đang khóc thét lên và cần họ quan tâm.
BẬN RỘN
Những chàng trai giỏi võ thực thụ bỏ ra rất nhiều thời gian cho võ thuật. Họ thường sẽ không chấp nhận yên phận với lịch tập kiểu phong trào một tuần 3 buổi x 1,5 tiếng đồng hồ đâu.
Để có thể bám trụ với đam mê võ thuật, họ thường phải làm việc chăm chỉ hơn người bình thường một chút. Nghiệp võ vốn khó mang lại lợi nhuận nhưng lại vô cùng “hao tài tốn của”.
Một chàng trai muốn “sống yên, sống bền” với nghiệp võ luôn cần thời gian “cày cuốc” nhiều hơn, và dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng đến chuyện yêu.
ĐAM MÊ QUÁ LỚN
Có một tỷ lệ rất lớn người tập võ chỉ xem võ thuật như một “thứ gì đó” mờ nhạt trong đời với vài buổi tập một tuần, duy trì liên tục được vài tháng hoặc vài năm.
Những chàng trai giỏi võ thì khác. Họ yêu võ, sống võ và suy nghĩ của họ ngập tràn võ thuật. Võ thuật cực kỳ dễ gây… nghiện nếu như bạn đã đạt đến trình độ nhất định để thấu hiểu bản chất cũng như trải nghiệm nó một cách đầy đủ.
Và đó cũng là lúc các cô gái nên chuẩn bị tâm lý xem võ thuật như một… tình địch thực sự.
KHÔNG SỐNG ẢO
Các chàng trai võ là những người đổ mồ hôi, máu và nước mắt cho đam mê của mình. Họ hiểu rõ giá trị thực tế, hiểu rõ bản thân nên làm gì trong cuộc sống.
Ngày nay, có nhiều người trẻ cuống cuồng tìm người yêu cho “bằng bạn bằng bè”, để khỏi mang tiếng “ế”. Các chàng trai võ thường không như vậy. Họ thích sự tự nhiên và những mối quan hệ đúng nghĩa. Nếu tình yêu đến, họ sẽ nắm bắt; nếu không, họ sẽ đi tìm. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng họ sẽ nhảy vào bất cứ cô gái nào để tìm kiếm tình cảm.
Có thể bạn quan tâm: Võ thuật TV – Màn trình diễn Taekwondo cực đỉnh
[jwplayer player=”1″ mediaid=”112730″]
Phạm Vũ