Võ Pankration – Cái nôi ra đời của những chiến binh Sparta

Các chiến binh Sparta là một trong những đội quân mạnh nhất thế giới cổ đại. Tuy nhiên, để trở thành chiến binh thiện chiến, dũng mãnh, họ phải trải qua quá trình huấn luyện vô cùng khắc khổ ngay từ khi mới sinh.

Bật mí về môn võ của những chiến binh Sparta huyền thoại
Vũ khí lợi hại của những chiến binh Sparta huyền thoại

cac chien binh sparta la mot trong nhung doi quan manh nhat the gioi co dai
Các chiến binh Sparta là một trong những đội quân mạnh nhất thế giới cổ đại

Môn võ Pankration – Cái nôi ra đời của những chiến binh vĩ đại

Những chiến binh sống ở thời kỳ này đều phải trải qua quá trình rèn luyện, phấn đấu không mệt mỏi để trở thành những binh lính thiện chiến và dũng mãnh nhất. Nếu không làm được, họ sẽ bị đào thải và bị giết chết một cách không thương tiếc. Môn võ Pankration cũng từ đây ra đời.

pankration co 2 the loai: ano (quyen cuoc) va kato (vat)
Pankration có 2 thể loại: Ano (quyền cước) và Kato (vật)

Xuất hiện từ rất sớm, Pankration từng làm lính thiện chiến La Mã phải e sợ khi đối đầu với chiến binh Hy Lạp. Suốt nhiều thế kỷ, môn võ cổ xưa này là môn thể thao hào hứng, mở màn cho bất kỳ lễ hội dân gian nào ở Hy Lạp. Bước vào thời Olympic hiện đại, môn võ này bị lãng quên và suy tàn. Điều an ủi cho người Hy Lạp là nhiều tư liệu cổ quý giá về môn võ này vẫn còn lưu giữ trong bảo tàng quốc gia. May mắn hơn, còn có Jim Arvanitis – một võ sư Hy Lạp, dù sống ở Mỹ vẫn không quên nguồn cội, cố gắng làm hồi sinh môn võ như một cách nâng niu, giữ gìn bản sắc dân tộc. Sau gần 20 năm kiên trì quảng bá, “món cổ vật lưu lạc” của Hy Lạp đã được quê hương đón nhận. Trong những năm 90 thế kỷ trước, Pankration đã có CLB từ tiểu học đến đại học ngay tại quê nhà. Hiện nay, từ nước Mỹ, Jim phấn đấu đưa Pankration “phủ” khắp Châu Mỹ, Châu Âu. Chiến lược phát triển trong những năm đầu thề kỷ XXI, Pankration sẽ được giới thiệu ở các nước Châu Á.

don chan don gian voi cu da thang ra truoc, da vong cau va da quet chan
Đòn chân đơn giản với cú đá thẳng ra trước , đá vòng cầu và đá quét chân

Pankration có 2 thể loại: Ano (quyền cước) và Kato (vật). Ano gồm Pygmys (thủ pháp), Laktisma (cước pháp), Aponigmes (đòn khóa cổ). Đòn tay Pankration chỉ ba cú đấm thẳng (Direct), móc vòng (Crochet) và đấm xốc (upper cut) như quyền Anh. Đòn chân đơn giản với cú đá thẳng ra trước , đá vòng cầu và đá quét chân. Ano Pankration chỉ thực sự nguy hiểm ở những đòn chỏ và gối. Nếu những thế khóa cổ hiểm hóc, khống chế cực kỳ hiệu quả thì những cú đánh chỏ, lên gối knock-out địch thủ, kết thúc trận đấu nhanh chóng. Ở cự ly gần, Kato Pankration càng lợi hại. Kỹ thuật Kato chuyên sử dụng những đòn thế vật, cầm nã, quăng ném (rassin apaly). Đòn vật của Kato có nét gần gũi với vật cổ điển phương Tây. Khi Ano bị vô hiệu hóa, Kato làm đối phương thúc thủ bằng thế khóa, vật ngã… Trong một trận đấu, võ sĩ bị đánh hoặc vật ngã 8 lần sẽ bị xử thua như knock- out kỹ thuật.

Theo TS John Giberld – nhà nghiên cứu võ thế giới – Pankration là bản gốc của quyền Anh và vật cổ điển phương Tây. Với kỹ thuật tổng hợp, môn này được đánh giá là “phương pháp tự vệ hoàn hảo”. Dù không phải là người sáng tạo nhưng với công trình phục hồi Pankration, Jim Arvanitis được tôn vinh như “ông tổ thứ hai” của môn võ cổ xưa đã được hiện đại hóa này.

Sparta – Những chiến binh huyền thoại

Trận Thermopylae là một trận đánh nổi tiếng trong lịch sử, là một cuộc chạm trán giữa các thành bang Hy Lạp, dưới sự dẫn dắt của Leonidas I xứ Sparta và Đế quốc Ba Tư dưới sự chỉ huy của Xerxes Đại đế kéo dài trong khoảng ba ngày. Trận đánh diễn ra cùng một thời điểm với trận hải chiến Artemisium vào tháng 8 hoặc tháng 9 năm 480 TCN, tại hẻm núi Thermopylae (“Cổng lửa”). Cuộc xâm lược Hy Lạp lần thứ hai của Ba Tư là một hành động đáp trả lại cuộc xâm lược lần đầu tiên đã thất bại sau khi bị quân đội Athena đánh tan tác trong Trận Marathon mười năm về trước. Để chuẩn bị tái xâm lược Hy Lạp, Xerxes đã tập hợp được một đội quân và lực lượng khổng lồ. Vị tướng người Athena Themistocles là người đã đề xuất đánh chặn bộ binh và tàu chiến của Ba Tư tại Thermopylae và Artemisium.

spatar
Đội quân Hy Lạp dưới sự dẫn dắt của Vua Leonidas I.

Khoảng 7000 quân Hy Lạp tiến quân lên phía bắc để chặn đánh tại hẻm núi vào mùa hè năm 480 TCN. Theo các nhà sử học thời cổ đại, số lượng quân Ba Tư là nhiều hơn 1 triệu, nhưng thống kê ngày nay nhỏ hơn nhiều (có nhiều kết quả trong phạm vi 70.000-300.000 được đưa ra từ nhiều học giả khác nhau). Quân đội Ba Tư đến đây vào khoảng cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9. Có tới ba trận đánh lớn diễn ra trong bảy ngày, giữa quân Hy Lạp và Ba Tư trước khi tạo nên một cuộc tử chiến tiêu biểu nhất trong lịch sử.

co toi ba tran danh lon dien ra trong bay ngay, giua quan hy lap va ba tu truoc khi tao nen mot cuoc tu chien tieu bieu nhat trong lich su
Có tới ba trận đánh lớn diễn ra trong bảy ngày, giữa quân Hy Lạp và Ba Tư trước khi tạo nên một cuộc tử chiến tiêu biểu nhất trong lịch sử.

Trong vòng hai ngay, một đạo quân nhỏ bé dưới sự chỉ huy của vua Leonidas I của Sparta đã chặn con đường duy nhất mà quân Ba Tư có thể vượt qua để tiến xuống phía Nam. Sau ngày thứ hai, một người tên là Ephialtes đã phản bội lại quân Hy Lạp bằng cách chỉ một lối khác tiến ra phía sau quân Hy Lạp. Sau khi biết mình bị đánh vào úp, Leonidas điều lại tất cả các quân đội Hy Lạp và chỉ giữ lại 300 quân Sparta, 700 quân Thespiae và 400 quân Thebes hoặc có lẽ là vài trăm người nữa bên cạnh để chống lại cuộc tấn công, phần lớn đều bị giết và chỉ có một số ít chạy thoát được.

spatar
Một đạo quân nhỏ bé dưới sự chỉ huy của Vua Leonidas I đã chặn con đường duy nhất mà quân Ba Tư có thể vượt qua để tiến xuống phía Nam.

Sau sự kiện này, hải quân Hy Lạp dưới sử chỉ huy của chính trị gia Themistocles đang chặn hải quân Ba Tư ở Artemisium đã nhận được tin rằng quân đội đã thất thủ tại Thermopylae. Biết rằng phòng tuyến Thermopylae-Artemisium đã vỡ, người Hy Lạp đã quyết định rút lui về Salamis. Quân đội Ba Tư tràn vào Boeotia và cướp phá thành Athena, tuy nhiên cư dân Athena đều đã được di dời đi nơi khác. Hạm đội Hy Lạp đã chuẩn bị cho một chiến thắng quyết định trước hạm đội Ba Tư, và họ đã thực hiện được điều này trong trận Salamis diễn ra cùng tháng. Sau thất bại, do sợ bị mắc kẹt tại châu Âu, bị đe dọa bởi thiếu lương thực và bệnh tất, Xerxes đã dẫn phần lớn đại quân quay trở lại châu Á, chỉ để Mardonius cùng khoảng 300.000 quân (theo Herodotus) hoặc 70,000–120,000 (thống kê ngày nay) ở lại để chiếm nốt các vùng đất còn lại của Hy Lạp. Tuy nhiên, một năm sau đó, quân đội Ba Tư đã bị đánh bại trong trận Platea (479 TCN), và bắt buộc phải hủy bỏ cuộc xâm lược này.

Thiên Phú (sưu tầm)