Võ thuật dưới góc nhìn Đạo Lý

Bạn đã từng luyện tập võ thuật chưa? Bạn tiếp thu được những gì từ các môn võ mà bạn học? Và bạn đã sử dụng võ thuật của mình cho những mục đích nào?

Con đường võ đạo – Kỳ 1: Điều tối thượng của võ đạo

Luận về chữ Lễ trong Võ Đạo

Tôi đã từng học võ, hai môn võ chứ không phải một môn như bình thường. Hồi cấp 2 tôi học Karatedo, lên đại học tôi học Vovinam. Và tôi thật sự đã thay đổi rất nhiều từ khi tôi học các môn võ về cả cơ thể và nhận thức. Một sự thay đổi nhiều khi chỉ cảm nhận được từ bên trong con người mình mà thôi.

20140712101241_vi-VN

Võ thuật dưới góc nhìn trước đây của tôi, khi mà tôi chưa học võ. Một thằng trẻ trâu, hung hãn, thích quậy phá. Tôi nghĩ rằng sau khi tôi học võ xong thì tôi có thể đánh bất cứ thằng nào dám đụng vào tôi, dám thách thức với những thằng hay dọa nạt tôi. Hay là tôi sẽ cùng mấy thằng bạn thân của mình họp thành một hội để có gì thằng nào bắt nạt thì bọn tôi sẽ đánh chúng. Vâng! Rất là trẻ trâu. Tôi nghĩ rằng, việc học võ lúc đó chỉ là để đánh nhau, để thể hiện sức mạnh cá tính của mình và để cho mọi người thấy ta đây cũng biết võ vậy.

Nhưng rồi sau khi tôi học võ, tôi cảm nhận một điều rằng, học võ chính là học đạo lý làm một con người. Một con người đúng nghĩa của nó về mặt đạo lý. Thầy dạy võ của tôi đã thay đổi toàn bộ suy nghĩ của tôi về võ thuật. Võ thuật là một cái gì đó mang màu sắc về tinh thần đạo lý, dùng cái mạnh để chống lại cái xấu xa hay dùng để nâng cao sức khỏe của chúng ta vậy. Tôi sẽ phân tích về khía cạnh đạo lý của nó. Nó thật sự sâu xa chứ không đơn thuần như những gì chúng ta vẫn thường nghĩ.

Tại sao các tên môn võ đều có chữ “Do” ở phía sau? Ví dụ như Karatedo, Taekwondo, Judo, Kendo… 

Chữ Do này có nghĩa là Đạo.

Đạo ở đây tức là bộ quy tắc hành xử của người luyện võ – có nhiều điểm giống và cũng như khác với đạo làm người. Về đạo làm người chúng ta phải có trách nhiệm với bản thân và với xã hội. Chúng ta học võ để nêu cao tình thần đạo làm người của mình, để biết rằng mình cần phải giúp đỡ những kẻ yếu thế, dùng võ thuật để chống lại những kẻ gian ác. Đạo làm người là thấy việc bất bình phải đứng ra ngăn cản, phải bảo vệ lẽ phải, phải xã thân vì mục đích lớn.Ví dụ đơn giản như bạn đi trên đường thấy thằng giật túi xách, nếu như bạn học võ và hiểu đạo lý làm người bạn sẽ sẵn sàng giúp đỡ người khác nếu như bạn hiểu được cái Đạo đó. Và khi đó bạn nhận thấy rằng bạn không còn là một cái con người nhỏ bé chỉ nghỉ đến bản thân mà phải nghĩ cho những người khác nữa.

Võ sĩ đạo (ở đây hiểu là “Đạo của người võ sĩ”, không phải riêng Bushio Nhật Bản) là tinh thần thắng không kiêu, bại không nản. Tình thần lấy nhu thắng cương, lấy cái yếu điểm làm cái ưu điểm. Võ thuật là phải biết vị trí của mình, phải hiểu rằng mình sinh ra có cái tinh thần võ sĩ. Tôi học hai môn võ, thì về chiêu thức hay các bài quyền thì có những đặc điểm gần tương đương nhau. Nhưng mỗi môn võ đều thầy được sự uyển chuyển trong đó, nhưng cả hai môn võ đó những người thầy, những võ sư toàn khuyên dạy rằng phải dùng biết dùng võ vào lúc nào và những thời điểm nào. Đừng bao giờ sử dụng cái sức mạnh mình có để nhằm mục đích của bản thân . Thật sự nếu hiểu sâu được vào bên trong nó, võ thuật thì nó là cái môn hấp dẫn nhất.

960x446-NhanTriDung

Về sức khỏe, học võ thuật rất tốt, có thể giúp bạn phòng chống bệnh tật, giúp bạn khỏe khoắn hơn. Bên cạnh đó, võ thuật giúp con người bạn uyển chuyển, phản ứng nhanh nhạy và chính xác. Học võ còn có lợi cho khí huyết, tim mạch của bạn. Có một số loại thiền định trong võ thuật giúp sức khỏe thêm cải thiện, thêm hiểu về bản thân, những dòng khí lưu thông trong con người, những huyệt đạo hay cả những yếu điểm của chính chúng ta.

Đạo lý trong võ thuật thì những người học võ đến những mức độ nào đó thì sẽ đạt được những nhìn nhận nhất định về nó. Tất nhiên đối với một người khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau. Tôi chỉ là người học và tìm hiểu ở mức căn bản, đã tham gia thi đấu cũng ít trận. Nếu bạn muốn học võ thì bạn cứ thử tìm hiểu và thử một môn võ nào đó. Bất kỳ môn nào cũng được và rồi bạn sẽ nhận ra rằng thực ra học võ không phải chỉ là học võ mà chính là học để làm người đúng nghĩa.

“Mục đích của việc tập luyện võ thuật không phải để thể hiện sức mạnh, mà điều chúng ta quan tâm là ảnh hưởng của nó đến suy nghĩ và cách sống của mình như thế nào.” – Lý Tiểu Long

Thư viện võ thuật