Võ thuật trung hoa và những môn phái ít được nói đến (phần 2)

Võ thuật của người Cảnh Pha: đao thuật kiếm trường

Cảnh Pha là một dân tộc thiểu số cổ Trung Quốc. Qua vài lần thiên di, không ngừng đấu tranh với tự nhiên, dã thú và kẻ địch, dần dần phát sinh ra lối võ thuật của riêng mình. Võ thuật của họ thường là những động tác chém thú, chặt cây mở đường. Sau khi đã an cư lạc nghiệp, họ đã học tập thêm sở trường võ thuật của các tộc người Thái, Đức Ngang, tự làm phong phú nghệ thuật chiến đấu của dòng tộc. Từ đó sống ở nơi thâm sơn cùng cốc, làm bạn với thú rừng, Dao dài đã trở thành thứ vũ khí chủ yếu và nghệ thuật sử dụng nó đã trở thành lối võ thuật của họ.

vo canh pha duoc tao nen de tu ve la chinh
Võ Cảnh Pha được tạo nên để tự vệ là chính

Nghệ thuật đánh dao của người Cảnh Pha chia ra làm các cách đánh đơn đao, song đao. Đơn đao chủ yếu có ba bài quyền. Bài thứ nhất là ba thế đứng hình chữ Nhất, còn gọi là Tam bộ khảm báo. Bước thứ nhất là động tác tiến lên phía trước nghênh địch, chém thẳng vào đối thủ, bản chất là một bước tiến công. Sau đó hai bước lui về sau thăm dò, cộng lại là ba bước. Rõ ràng thế võ này là một đúc rút thực tế trong quá trình đấu tranh cùng thú dữ của dân tộc Cảnh Pha. Bài thứ hai là hệ thống năm bước chân theo đồ hình chữ ngũ. Hai chân đứng ở hai điểm khởi phát, là thế chuẩn bị cho một thế tiến công khi một chân tiến lên phía trước để rồi sau đó hai chân nhảy song song lên cho một thế tiếp theo. Lúc tiến công, những động tác chém, đâm kết hợp tức là sau khi chém thì lập tức trở đốc đao đâm vào chỗ hiểm của đối thủ. Bài thứ ba là hệ thống bảy bước chân, thích dụng cho việc phòng thủ trái phải khi tấn công. Cách đánh song đao có các hệ thống chín, mười một, mười hai, mười chín bước chân đều từ do các lối vũ đạo “Thập tự khiêu”, “Bát tự khiêu hoa” của dân tộc Cảnh Pha cổ.

2.2

Trường đao hay dao dài không chỉ là một thứ binh khí thuần tuý mà còn là một thứ đạo cụ, trở thành ngành võ thuật đặc sắc của người Cảnh Pha.

Võ thuật của dân tộc Cảnh Pha mang đậm sắc thái văn hoá của dân tộc mình. Điều đó có thể thấy qua việc tuy đòn thế có đủ tính chất phòng thủ, nhưng chủ yếu lại là tiến công, thể hiện rõ ràng tính cách bạo liệt, anh dũng ngoan cường của dân tộc này.

Người Cảnh Pha qua cuộc sống lao động, đấu tranh và lễ hội đã thổi hồn vào đường đao, biến chúng trở thành phương tiện biểu hiện tư tưởng tình cảm của mình. Vào rằm tháng giêng hàng năm, những con dân của dân tộc Cảnh Pha lại tụ tập cùng nhau trong ngày hội ca múa, xếp hàng thành rồng rắn, đàn ông hoặc song đao, trường đao nhảy múa, hoặc một tay cầm đao, tay kia đỡ sống đao, thế trường đao theo điệu múa khi lên khi xuống. Khi một bô lão qua đời, đàn ông tộc Cảnh Pha dựng trường đao đứng thẳng, loan đao nhiều vòng trong điệu múa đưa linh.

 Võ thuật dân tộc di

Là một trong những dân tộc cần cù dũng cảm và lâu đời nhất tại Vân Nam, những người con của dân tộc Di rất yêu thích vận động thể dục.

le hoi dot duoc la mot dip de nguoi di tien hanh nghi thuc
Lễ hội đốt đuốc là một dịp để người Di tiến hành nghi thức biểu diễn võ thuật thật long trọng

Theo truyền lại thì võ thuật của dân tộc Di được truyền vào ồ ạt vào những năm Đạo Quang đời nhà Thanh và từng phát triển mạnh mẽ. Ở đây mỗi khi gặp việc hiếu hỉ lễ tết, người Di thường dùng võ thuật như là một phương tiện để vui mừng hay đuổi tà tránh quỉ. Lễ hội đốt đuốc là một ngày lễ truyền thống của dân tộc Di tổ chức vào 2 ngày 24, 25 tháng 6 theo lịch cổ chính là một dịp để người Di tiến hành nghi thức biểu diễn võ thuật thật long trọng. Trong buổi lễ này, dẫn đầu đoàn võ thuật là đám rước Sư tử, theo sau là những chàng trai biểu diễn các loại vũ khí khác nhau. Theo quan niệm của dân tộc Di, Sư tử biểu trưng sức mạnh và lòng dũng cảm khi dẫn đường có thể trấn ma trị quỉ, đem lại hạnh phúc bình an. Có hai khái niệm trong võ thuật của dân tộc Di là Quyết Đả tức như Tán Đả (Song đấu) và Sáo tử cũng như Tháo lộ (Quyền phổ) vậy.

Tất cả các động tác võ thuật của dân tộc Di thường được thao diễn trong một đường tròn bán kính 2m. Những động tác này thường có độ cong ít và là những bước nhảy ngắn có tính vũ đạo, thông thường là phương cách vừa nhảy vừa tiến công và phòng thủ, lúc diễn tập có thanh la, trống và kèn Sô na đánh lên làm hiệu lệnh. Trong võ thuật của dân tộc Di, binh khí tương đối phong phú gồm dao găm, đơn đao, song đao, đại đao, câu liêm, kiếm, chuỳ xích, dây xích, lưu đà, côn, liên giáp, cổ cán, đinh ba, thiết xỉ, tam tiêm soa và trường thương…

nhung binh khi pho bien cua dan toc di
Những binh khí phổ biến của dân tộc Di

Người Di thường có tập quán học võ theo kiểu gia truyền. Hầu hết trong các trại đều có các quyền sư của bản tộc. Nghe nói trước ngày giải phóng (Trung Quốc), thôn Cao Bình thuộc huyện Nga Sơn có lão võ sư Phổ Triều Thanh học võ từ nhỏ, công phu phi phàm, có thể thi triển những cú đá bay cao quá đầu người. Có một lần luyện công, ông từ dưới đất nhảy lên đá chạm trần nhà, nhè nhẹ đáp xuống huých nhẹ người vợ ở bên, ngồi xuống chiếc ghế mà bà đang ngồi. Những truyền nhân cao thủ của ông có Bá Dục Tài, Bá Dục Đức, Bá Ứng Xương và Bá Ứng Minh.

 Võ thuật dân tộc Băng Long

Là một tộc người sinh sống tại địa khu Vân Nam, thời cổ được gọi là Bộc Nhân. Trong thư tịch đời Đường có ghi lại các bộ tộc Mường Mán, chính là thuỷ tổ của dân tộc Băng Long vậy.

Dân tộc Băng Long bản tính vũ dũng thượng võ, học võ thuật theo kiểu cha truyền con nối. Băng Long tộc tự gọi lối võ thuật của mình là Tả Quyền (Cú đấm tay trái). Điều này rất giống trong Boxing rằng khi thượng đài, cú đấm tay trái sẽ luôn được coi trọng, được tung ra cuối trận đấu lúc đối thủ mệt mỏi và bất cẩn. Cho nên mà người đời thường hay nói: “ Cú đấm tay trái quyết định thắng thua” là vì vậy.

bang long toc goi loi vo thuat cua minh
Băng Long tộc tự gọi lối võ thuật của mình là Tả Quyền (Cú đấm tay trái).

Võ thuật của dân tộc Băng Long thường thủ thế cao nhằm tiện lợi cho việc tấn công và thoái hậu. Đồ hình luyện tập cũng thường theo đường thẳng, xoay mình rồi lại theo đường thẳng tiến thoái mà thôi. Họ cũng hay dùng các nhạc khí như thanh la, trống để trợ hứng lúc đi quyền, tạo nên hứng thú luyện tập.

Vũ khí của dân tộc Băng Long chủ yếu là Đao. Đao của người Băng Long, hình dáng đẹp đẽ, chủng loại phong phú, dài ngắn khác nhau, lưỡi dao thẳng có rãnh thoát máu , trên rộng bản dưới hẹp, mũi dao lệch . Cán thường làm bằng ba loại nguyên liệu là gỗ, xương và sừng . Đây là một công cụ sản xuất, lại là một thứ vũ khí, kích thước và hình dáng tựa như trái lựu đạn, nặng khoảng 0,5kg, một đầu buộc vào sợi dây thừng nhỏ dùng khi chiến đấu có thể buộc vào tay, tiện lợi che giấu nơi cổ tay, xuất kì bất ý đả thương đối thủ.

vu khi cua dan toc bang long chu yeu la dao
Vũ khí của dân tộc Băng Long chủ yếu là Đao

Võ thuật đã giúp dân tộc Băng Long rất nhiều trong công cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột và xâm lược. Cụ thể như mùa đông năm 1944, khi quân Nhật vượt qua sông Nộ, vùng thung lũng núi Cao Lê, một thanh niên Băng Long đã dùng đao thuật của dân tộc mình chém chết ba tên lính Nhật lạc đơn vị .