Võ thuật và thư pháp (kì 2)

Những yêu cầu cơ bản của nó đều là đòi hỏi tính nổi bật và tính cân xứng về tỷ lệ. Thư pháp phải có bố cục hàng lối chữ nghĩa ngang dọc lề lối, biến hoá thích hợp, trọng tâm bình ổn, điểm nét tương trợ, tỉ lệ hài hoà, dày thưa cân đối, cốt lấy cái ý hư thực tương sinh, thu phóng tương ứng, chữ hiện lên đầy sức sống sinh động.

bua thu phap duoc viet bang loi chu khai chan phuong
Một bức thư pháp được viết bằng lối chữ Khải chân phương

 

Một tác phẩm hoàn chỉnh cần mang đầy đủ tính chương pháp, bố cục, yêu cầu không gian đầu cuối, chữ với chữ, hàng với hàng … Còn võ thuật có tiến có lùi, có cao có thấp, có trường có đoản, khi động khi tĩnh, lúc mạnh mẽ lúc mềm mại lồng ghép vào nhau hài hòa.

Nhà thư pháp viết chữ Thảo Trương Húc nhìn thấy Công Tôn Đại Nương múa kiếm mà ngày càng tiến xa trong phong cách và bố cục trong chương pháp. Chữ Thảo cũng như Túy quyền, nhìn nghiêng ngã như say rượu, nhưng chưởng pháp không loạn, trong lòng sáng rõ, say mà không say, tinh thần không biến mất, mọi chiêu thức đều nhằm đánh vào kẻ địch. Chữ Thảo ban đầu nhìn thì thấy rất rườm rà vướng víu, bút pháp vô cùng kỳ dị, ngang dọc rất loạn.

Nhưng trên thực tế để viết được chữ Thảo là cả một quá trình luyện tập rất lâu dài, đòi hỏi ở người học phải kiên trì khổ luyện. Lúc mới học thì luyện chữ Khải chân phương mô phạm, sau đó mới đến Hành thư và Thảo thư. Quy tắc cẩn thận, nghiêm túc, ngông cuồng nhưng không mất đi nguyên lý của nó. Tóm lại, Thư pháp với võ thuật là cùng từ một cội mà ra, cũng giống như hai anh em.

Thư pháp là sự kết hợp hài hòa của bút, mực và giấy còn võ thuật lại do ý, khí và lực hợp lại Để bắt đầu học võ thuật và thư pháp, người ta phải đi từ chỗ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ nông đến sâu. Võ thuật cần bắt đầu từ những động tác cơ bản, học thuộc những khuôn mẫu chính xác, sau đó mới luyện đến quyền thuật, rồi dần dần sang phần công thủ phản biến, như thể từ lẫy, bò, đi rồi mới đến chạy vậy. Còn thư pháp thì bắt đầu với các nét cơ bản như chấm, ngang, sổ, phẩy, mác, móc, hất.

Thư pháp có các thể chữ Chân, Hành, Thảo, Lệ, Triện, võ thuật thì có Đao, Thương, Kiếm, Côn, Quyền. Đối với thư pháp nếu tâm không sáng thì tay không thuần thục được. Còn với võ thuật, quyền có đánh đến ngàn ngàn lần thì thân pháp cũng phải tự nhiên.

Võ thuật yêu cầu  thân phải ngay, bước phải vững, chiêu thức gọn gàng tức đòi hỏi tính chuẩn xác, hài hoà, chững chạc, nếu không thì không thể gọi là võ thuật.

net but co than thai, co suc song
Điểm nét khinh trọng thô mảnh, đặt bút thu bút tròn trĩnh chu đáo, nét bút có thần thái, có sức sống.

Thư pháp yêu càu vận bút nặng nhẹ hài hoà như những nốt nhạc rung ngân. Điểm nét khinh trọng thô mảnh, mực viết khô nhạt đậm ướt biến hoá, xử lí thích hợp. Đặt bút thu bút tròn trĩnh chu đáo, làm cho nét bút có thần thái, có sức sống.

Cả thư pháp và võ thuật đều yêu cầu ở người luyện một sự tập trung cao độ. Đối với thư pháp nếu không tập trung thì không thể nào thu bút được còn võ thuật cũng vậy nếu không tập trung thì quyền cước không thể mạnh mẽ, dứt khoát được. Tóm lại, thư pháp và võ thuật đã phát triển đến một đỉnh cao, đó chính là sự hợp nhất giữa cơ thể và tinh thần, chính là lấy ý thức để chỉ dẫn hành động. Tác dụng của thư pháp và võ thuật đối với con người đều là dưỡng tâm, định tính và tụ khí liễm thần (làm cho khí chất bên trong con người được tập trung lại).

luyen vo giup con nguoi duong tam, dinh tinh
Luyện võ giúp con người dưỡng tâm, định tính

“Thần” chính là “tâm tính”, “tâm tính” chính là điều cốt lõi trong văn hóa Trung quốc, chỉ có thể nắm vững rồi mới có thể sửa tâm, sửa tính được thôi, mới có thể lý giải một cách rõ ràng đạo lý ” đạo không xa con người mà chỉ có con người cho rằng đạo xa con người mà thôi”. Nho gia cho rằng một khi tâm ngay thẳng thì ý nghĩ sẽ chân thành. Còn đạo  Phật cũng quan niệm khi tâm đã sáng rồi thì cái bản tính tốt đẹp sẽ được tỏ rõ. Đạo gia cho rằng rèn luyện cái tâm là để bồi dưỡng bản mệnh của mình. Cả ba đều lấy “tâm” làm yếu điểm, đều lấy tu tâm làm sức mạnh để tu dưỡng bản thân. Khi thư pháp và võ thuật phát huy công dụng tốt nhất chính là lúc trong lòng không còn tạp niệm và tinh thần tập trung. người xưa nói: tâm vô tâm, pháp vô pháp tức là tâm pháp. “Lấy tâm truyền tâm, tự hiểu rõ và nhận thức được cái tâm riêng của bản thân, thế là đã tỏ rõ được bản tính rồi”.

chu tam la cai dich cua vo thuat va thu phap huong den
Chữ “Tâm” là cái đích mà võ thuật và thư pháp hướng đến

Điều mà những người luyện võ và luyện thư pháp cần nhất đó chính là chữ “Tâm”. Có được một cái tâm trong sáng, ngay thẳng, không vẩn đục là điều mà mọi người đều mong muốn nhưng không phải ai cũng đạt được. Võ thuật và thư pháp với sự hài hòa giữa âm dương, động tĩnh, mềm mại nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ dứt khoát trong từng chiêu cước, nét bút là hai phương pháp tốt nhất để rèn luyện cái tâm cũng như bản tính của mỗi con người.

Ngọc Hiếu