Vũ khí sinh học nghe có vẻ như khá nguy hiểm và mang nặng tính khoa học hiện đại, có thể một số người không biết rằng người từ thời trung cổ đã biết vũ khí sinh học trong chiến tranh và “vũ khí” đó chính là xác chết và chuột.
Thép Damascus: Huyền thoại và những sự thật gây choáng váng
HOT: Yi Long lật kèo, đại chiến Thiếu Lâm – Muay Thai bị hoãn
Khó có thể tấn công vào những thành trì với những bức tường cao và vững chắc, trong thời gian vây hãm người trung cổ nghĩ ra cách sử dụng dùng xác chết để truyền bệnh cho quân địch trong thành.
Những người chết do bệnh lạ được giữ lại xác để mang ra sử dụng trong chiến tranh khi cần, thông thường họ ném xác chết ngay nguồn nước mà thành trì hay làng bị bao vây sử dụng. Cứ thế ngồi chờ cho quân địch chết vì dịch bệnh và dễ dàng chiếm căn cứ đối phương. Tuy nhiên cách này lại gây hao tốn quân lính, những người đem xác người bệnh xuống dòng nước đều bị giết sau khi làm xong nhiệm vụ nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây cho quân lính khác.
Ngoài cách ném xác chết xuống dòng nước, người trung còn truyền bệnh dịch hạch thông qua loài chuột. Nguyên nhân truyền bệnh chính do bọ chét, thế nên họ để bọ cắn vào những loài gặm nhấm như chuột rồi thả chúng vào trong thành truyền bệnh.
Với lối chiến thuật này khá hữu dụng trong việc tấn công những thành trì phòng thủ mạnh, tuy nhiên hậu quả sau cuộc chiến để lại vô cùng nặng nề. Các xác chết thường được hỏa táng, nhưng một số quân đánh thời trung cổ chỉ quan tâm đến của cải. Sau khi cướp hết tài sản bọn lính sẽ không hỏa táng mà ném xuống sông “cho tiện”, từ đó các ổ dịch ngày càng gia tăng trên khắp Châu Âu.
Quang Lữ