Nhìn bên ngoài, Vịnh Xuân không có những chiêu thức cầu kỳ và đẹp mắt. Tuy nhiên đây lại chính là môn võ nhu quyền cận chiến, có tính sát thương trong thực tế rất cao.
- Võ sinh Vịnh Xuân gây bất ngờ tại giải đấu võ thuật
- “Trương Trác Khánh – Người chiến binh cuối cùng” trong Vịnh Xuân Quyền”
Nguyên tắc của Vịnh Xuân là “dĩ nhu chế cương”, tuy nhiên không phải vì thế mà nó không có cương như nhiều người lầm tưởng. Vịnh Xuân có “cương nhu phối triển”, kết hợp linh hoạt giữa cương – nhu để cho ra hiệu quả cao nhất.
Vịnh Xuân được cho là môn võ có khả năng tái tạo cơ thể và nguồn sinh lực rất lớn. Ở một góc độ nào đó thì nó lại đơn giản và thực dụng nhất. Nguyên lý của môn võ này là “bát môn pháp” bắt nguồn từ ba hình thái của đôi tay: Tán thủ, Phục thủ và Bàng thủ. Ba tay quyền căn bản này bao quát cả ngàn thế tinh hoa biến hóa của quyền Vịnh Xuân.
Về sự linh hoạt của các đòn tay thì có lẽ không môn phái nào so sánh được với Vịnh Xuân. Thông thường các võ sĩ Vịnh Xuân luôn tập tay với Mộc nhân, nhằm giúp cho đôi tay vừa cứng cáp vừa mềm dẻo và quan trọng hơn là sự linh hoạt.
Nhiều nhà nghiên cứu võ thuật cũng thừa nhận nếu một môn võ khác để Vịnh Xuân áp sát thì sẽ gặp rất nhiều bất lợi bởi khi đó các cao thủ Vịnh Xuân sử dụng rất nhiều đòn tay một cách biến ảo. Vô cùng khó để đối phương có thể đoán trước họ sẽ ra đòn như thế nào.
Bên cạnh đó, môn Vịnh Xuân cũng rất coi trọng kỹ thuật né tránh. Theo bộ pháp Vịnh Xuân, đỡ một đòn chi bằng hãy tránh né nó. Chính vì thế trong thực chiến, để có thể đấm hoặc đá trúng một cao thủ Vịnh Xuân thì đó cũng không phải là điều đơn giản!
Võ sư Dan Lok của Vịnh Xuân HongKong đã phân tích và chỉ ra 3 đòn thế tấn công được cho là nguy hiểm nhất trong Vịnh Xuân. Những đòn thế này cũng xuất hiện khá nhiều trong các bộ phim về Diệp Vấn của Chân Tử Đan.
VoThuat.vn – Tham khảo tư liệu