Người Việt Nam xét về thể hình không to cao như người ở xứ lạnh, nhưng được sự “ranh ma” trong mưu lược quân sự, vì thế nghệ thuật đánh giặc của nước ta thành công nhất với lối đánh du kích.
Địa hình nước ta núi thì không cao nhưng hiểm trở, cây cối và đầm lầy rậm rạp, thêm nhiều sông ngòi chạy cắt ngang. Chỉ chờ thời gian giặc hành quân sang rồi đặt bẫy, khi đạp bẫy liền tấn công truy kích. Ví dụ: Bạch Đằng, Chi Lăng, Rạch Gầm – Xoài Mút, Dạ Trạch…
Thực tế có những trận đối đầu trực diện với giặc thường thất bại. Như trận Bình Lệ Nguyên là trận đánh duy nhất với quân Mông Cổ tinh nhuệ. Dù có đội tượng binh mạnh mẽ nhưng vẫn phải rút lui, quan trọng hơn hết về mặt lý thuyết chiến tranh, khoa học quân sự và truyền thống giữ nước của dân tộc. Đó là việc tìm ra bài học : ‘‘Không đánh một ván dốc túi” và ”tạm lánh trước thế mạnh của giặc”. Ngoài ra, trong lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc. Cuộc kháng chiến oanh liệt của Hai Bà Trưng năm 43 đầu C.N, Hai Bà cũng đem lực lượng dân binh đánh trực diện với đạo quân nhà nghề hung hãn do mãnh tướng Mã Viện, do đó mà thua tan tác.
Hoặc như khi Hồ Quý Ly bị quân Minh đánh. Thay vì chọn cách đánh du kích, lại dàn quân thành hàng đối đầu trực tiếp hoặc cố thủ trong thành trước đội quân hùng mạnh của Trung Quốc với pháo binh đáng sợ. Lê Lợi sau này đã rút ra được bài học cho mình và đã giành thắng lợi bằng chiến tranh du kích.
Hồ Chí Minh từng biên soạn “Chiến thuật du kích”, một nhân tố đã phục vụ trực tiếp cho việc chuẩn bị lực lượng chính trị, quân sự cho cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.
Quang Lữ