(VoThuat.vn) – Lệnh cấm sử dụng côn nhị khúc được đưa ra vào năm 1974 tại New York. Do sự phổ biến của phim Kung-Fu vào thời điểm đó, cụ thể là phim của Lý Tiểu Long, côn nhị khúc trở thành lựa chọn vũ khí phổ biến trên đường phố.
- Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới đánh hội đồng du khách túi bụi: Sự thật ngã ngửa
- Nên học võ thuật hiện đại hay võ thuật truyền thống ?
Theo đó, các thẩm phán liên bang New York đã bác bỏ lệnh cấm được ban hành vào năm 1974. Họ cho rằng lệnh cấm đã ngăn cản người dân sử dụng côn nhị khúc để tự vệ trong khi súng vẫn được hợp pháp hoá tại Hoa Kỳ.
“Tại sao chính phủ lại có thể cấm một loại vũ khí có lịch sử lâu đời và đáng tự hào như thế? Nó là một vũ khí dùng trong võ thuật, với các lợi ích giải trí, trị liệu và tự vệ”, các thẩm phán cho biết.
Trong báo cáo được đưa ra trước Toà án, họ nêu rõ quan điểm: “Luật pháp lỗi thời khiến cho việc sở hữu côn nhị khúc trở nên bất hợp pháp là một sự hạn chế đối với quyền được mang vũ khí theo Điều khoản sửa đổi lần hai. Do đó, lệnh cấm này sẽ không có hiệu lực”
Côn nhị khúc được phát triển ở Okinawa và trở nên phổ biến chủ yếu nhờ vào các bộ phim của Lý Tiểu Long. Hai thanh gậy làm bằng gỗ nặng, nhựa hoặc thậm chí là kim loại, được nối với nhau bằng dây xích, có thể được quất xung quanh, giữ trong tay hoặc sử dụng để siết cổ đối thủ.
Bên cạnh nguồn gốc của Côn nhị khúc, những câu chuyện có thật đằng sau sự sáng tạo của nó cũng thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người.
Tuy nhiên, Côn nhị khúc sẽ không thể đạt được đỉnh cao phổ biến trên toàn thế giới nếu không có hai cái tên: Dan Inosanto và Lý Tiểu Long. Inosanto là bậc thầy của kỹ thuật tabak-toyok, một kỹ thuật tương tự với các kỹ thuật sử dụng côn nhị khúc của Trung Quốc. Inosanto đã làm quen với Lý Tiểu Long, một bậc thầy võ thuật và là diễn viên nổi tiếng. Lý Tiểu Long là người đầu tiên đã mang côn nhị khúc đến với công chúng. Ông bắt đầu thể hiện nó vào cuối năm 1966 trong các bộ phim của mình – bao gồm cả một trong những bộ phim nổi tiếng nhất của ông, Enter The Dragon.
Sự phổ biến rộng rãi của côn nhị khúc, thường đi kèm với mong muốn sao chép kỹ năng của bậc thầy Lý Tiểu Long, đã khiến nhiều quốc gia cấm sử dụng và bán côn nhị khúc vào năm 1974. Lệnh cấm này có giá trị ở hầu hết các quốc gia ở châu Âu, Nhật Bản, một số tiểu bang của Hoa Kỳ, một số vùng của Úc cũng như một số vùng khác trên thế giới.
Mặc dù trong thời gian qua việc sở hữu côn nhị khúc là bất hợp pháp, nhưng nó vẫn rất phổ biến. Bằng chứng cho thấy trong 23 năm qua, gần 65.000 côn nhị khúc đã được bán chỉ trong phạm vi lãnh thổ Hoa Kỳ.
Nhật Lệ