Trong suốt thời kỳ lịch sử, đất nước ta không ít lần khiến quân phương Bắc phải nể phục. Tuy nhiên đang nói nhất là cuộc Bắc phạt của Lý Thương Kiệt.
3 vũ khí dễ gây chết người nhất trong lịch sử
Võ sĩ Cung Lê tự hào với lịch sử dân tộc Việt Nam
Vì sao đây là điểm nhấn đáng tự hào nhất trong suốt chuỗi chiều dài lịch sử Việt Nam?. Đơn giản vì: “Ta đánh nhau với Trung Hoa nhiều phen. Xưa thì có (Lý) Nam Đế trở về trước, gần thì có Ngô Tiên Chúa đánh trận Bạch Đằng, Lê Đại Hành đánh trận Lãng Sơn, Trần Nhân Tông đánh đuổi được Toa-đô, Thoát-hoan… v.v. Đó là niềm hãnh diện của nước ta, nhưng tất cả do giặc tự dấn thân đến, ta bất đắc dĩ mà phải ứng chiến đấy thôi. Còn như nói đường đường chính chính đem quân vào nước người, đến không ai địch nổi, về không ai dám đuổi theo, thì phải kể đến đệ nhất võ công là trận đánh vào Châu Ung, Châu Liêm. Từ đây, nước Tàu không dám coi thường nước ta, cho nên, mọi cống phẩm cho đến thư từ, họ không dám chê trách, vì chỉ sợ sinh ra hiềm khích lôi thôi” (theo Việt Sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ).
Trong lịch sử, đất Việt và phương Bắc luôn có mối giao hảo, nước ta nhiều vẫn phải cống nạp, đi sứ như những nước chư hầu. Trong thời kỳ phong kiến việc kiêng dè những nước lớn là chuyện không có gì lạ. Tuy nhiên nhà Tống thời bấy giờ luôn là thế lực dòm ngó muốn “ăn trọn nuốt cả” đất nước ta. Nhà Tống đã vạch ra một kế hoạch xâm chiếm Đại Việt. Theo đó, nhiều căn cứ quân sự được dựng lên gần biên giới Đại Việt. Đặc biệt, thành Ung Châu với địa thế yếu hiểm liên tiếp được xây dựng hơn 5 căn cứ khác với mỗi trại hơn 3.000 quân thường trực .Các tướng am hiểu Đại Việt được điều động, đóng nhiều chiến thuyền, các cuộc tập trận quy mô lớn cũng được tiến hành. Đồng thời, nhà Tống ra sức lôi kéo các thủ lĩnh những bộ tộc dân tộc miền núi ở biên giới tiếp giáp của 2 nước. Ý đồ xâm chiếm Đại Việt càng ngày càng lộ rõ.
Cuối năm 1075, thực hiện chủ trương tiên phát chế nhân (chủ động xuất quân ra trước để khống chế mọi hoạt động của đối phương), đại binh của triều Lý do Lý Thường Kiệt cầm đầu đã tràn sang Trung Quốc, tiêu diệt ba căn cứ quân sự nguy hiểm của nhà Tống ở Châu Ung, Châu Khâm và Châu Liêm. Đây là cuộc tấn công hết sức táo bạo, do đó, chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến những nguy hại lớn đối với vận mệnh quốc gia. Châu Ung, Châu Khâm và Châu Liêm lại ở cách biệt nhau, cho nên, vai trò độc lập chỉ huy tác chiến của các tướng lĩnh trong trận này là rất quan trọng. Và, Lý Thường Kiệt đã tin cậy mà trao phó nhiệm vụ tiêu diệt căn cứ Châu Ung cho Tông Đản, còn đánh vào Châu Khâm và Châu Liêm thì do đích thân Lý Thường Kiệt đảm trách.
Sự kiện đó thực sự khiến triều đình nhà Tống choáng váng, các căn cứ quân sự được xây dựng suốt mấy năm trời của nhà Tống đều bị thiêu hủy. Coi như mưu đồ xâm lược đã tan thành mây khói, thật khó để phủ nhận công lao của Lý Thường Kiệt trong cuộc chinh phạt này.
Nguyễn Thái
Tham khảo Danh tướng Việt Nam – Nguyễn Khắc Tuân