Giản là một thứ vũ khí trong thập bát ban võ nghệ. Giản theo như gốc tích ban đầu là một cây roi bằng tre hoặc cành gỗ, có chiều dài khoảng 60–70 cm. Về sau thì người ta còn dùng giản làm bằng kim loại.
Que giản đơn giản được tạo ra từ nguyên liệu đơn giản nhưng bền, có thể làm bằng thân cây song mật, loại thân này khá dai, bền nên chịu tác động khá tốt, lại có thể nắn cong thẳng dễ dàng. Người mới tập giản thì nên tạo que giản có đường kính khoảng 1,2–2 cm. Chiều dài que giản cần đo là 70 cm. Đầu ngọn que giản nên dùng lửa hơ cho nóng và nắn hơi cong lại. Đầu đốc của giãn thì cần khoan 1 lỗ nhỏ, qua lỗ đó sẽ tạo 1 vòng dây vừa cổ tay để thuận tiện hơn cho luyện tập (thường thì tay sẽ ra mồ hôi nhiều và những động tác vung giãn sẽ khó khăn, dễ băng mất giãn).
Về sau, giản không có lưỡi, có bốn cạnh, thường được sử dụng một cặp, thuộc về binh khí ngắn, thuận lợi mã chiến. Giản rất nặng, không phải là người cao lớn lực lưỡng thì không thể sử dụng linh hoạt, lực sát thương rất lớn, dù cho mặc áo giáp cũng có thể bị đập chết.
Về kỹ pháp thì gần giống với đao pháp và kiếm pháp. Giản được làm bằng đồng hoặc sắt, giống như cây roi cứng nhưng thân thẳng đầu nhọn.
Giản thường dùng với tư cách là vũ khí phụ trợ nhưng có thể đánh quân địch một đòn trí mạng, cho nên người Trung Quốc có câu “sát thủ giản”. Cao thủ sử dụng giản trong lịch sử có tướng quân Tần Quỳnh đầu nhà Đường và thuộc tướng Ngưu Cao của Nhạc Phi triều đại Nam Tống. Ngoài ra, còn có Bát Hiền Vương – Triệu Đức Phương cầm giản làm bằng vàng, trên đánh hôn quân, dưới đánh gian thần, rất uy phong.
https://youtu.be/0_-nyNO_Mmk
Võ Đạt – VoThuat.vn