Một năm học võ tại Thiếu Lâm Tự tốn khoảng 250 triệu

Đó là chi phí theo học tại trường võ thuật do Thiếu Lâm Tự mở – Thiếu Lâm Tung Sơn với số tiền mỗi năm dao động từ 145 – 250 triệu VNĐ.

Những ngôi sao có khả năng thực chiến vô đối trên màn ảnh
Võ công của võ sư Vịnh Xuân thách đấu Nam Huỳnh Đạo mạnh như thế nào?

Theo thời gian, Thiếu Lâm Tự cũng đang dần thay đổi, gắn những hoạt động võ thuật đi kèm với kinh doanh để tạo ra nhiều giá trị kinh tế. Hình ảnh ngôi chùa nổi tiếng tại Trung Quốc lưu giữ nhiều tuyệt kỹ võ công trong suy nghĩ của nhiều người đang ngày càng phát triển và có sự giao thoa với thế giới bên ngoài nhiều hơn.

Thiếu Lâm Tự đang tọa lạc ở Tung Sơn, tỉnh Hà Nam. Theo nhiều tài liệu cổ ghi chép lại thì Thiếu Lâm Tự hình thành vào những năm 477. Trụ trì đầu tiên là Bồ Đề Đạt Ma. Nếu thường xuyên theo dõi các tác phẩm võ hiệp Kim Dung thì chắc chắn không dưới 1 lần các fan võ thuật nghe nhắc đến danh xưng của ông.

Thiếu Lâm Tự có sự kết hợp giữa Phật giáo Tiền tông và võ thuật. Bồ Đề Đạt Ma cũng là người sáng lập ra võ phái Thiếu Lâm quyền pháp trong chùa. Trải qua nhiều biến cố, chùa Thiếu Lâm nhiều lần bị phá hủy rồi xây dựng lại. Tại Trung Quốc hiện nay, có tổng cộng 8 chi nhánh khác nhau.

Trong hơn 15 thế kỷ tồn tại và phát triển, các võ sư, cao tăng tại đây đã xây dựng ngôi chiều thành một biểu tượng võ thuật, một giá trị văn hóa của Trung Quốc. Hệ thống quyền pháp của Thiếu Lâm có 3 hệ phái gồm: Thiếu Lâm Tung Sơn (Hà Nam), Thiếu Lâm quyền Bắc phái (Giang Tô), Thiếu Lâm quyền Nam Phái (Phúc Kiến).

Cùng với sự thêu dệt của Kim Dung, Thiếu Lâm Tự ngày càng nổi tiếng và được nhiều người trên thế giới tìm đến đây để theo học võ. Đặc biệt, bộ phim Thiếu Lâm Tự (1982) ra đời đã khiến cho hình ảnh của ngôi chùa trở nên nổi tiếng hơn và được tin tưởng là một lò luyện kungfu đích thực của Trung Quốc.

Song song với việc bảo tồn các giá trị văn hóa lâu đời, Thiếu Lâm Tự cũng chú trọng đến việc đào tạo võ thuật. Theo thống kê, hàng năm có khoảng 50 võ đường được mở ra với khoảng 50.000 võ sinh đăng ký theo học. Đó thật sự là con số không hề nhỏ so với nhiều võ phái khác. Trong các buổi trình diễn võ thuật Thiếu Lâm, khán giả không khỏi choáng bởi mức độ hoành tráng của nó.

Tập luyện tại Thiếu Lâm không hề dễ dàng bởi các môn sinh phải rèn luyện tính kỷ luật trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt. Quá trình tập luyện tại đây sẽ giúp môn sinh có được sự hoàn thiện về thể chất cùng khả năng chịu đựng tốt.

Các hoạt động kinh doanh tại ngôi chùa này đang mang lại nguồn lợi khổng lồ. Thiếu Lâm Tự vẫn bảo tồn nguyên vẹn được giá trị văn hóa truyền thống nhưng họ vẫn biết cách khai thác theo hướng thương mại. Để phát triển võ thuật, chùa đã cho xây dựng trường dạy võ Thiếu Lâm Tự Tung Sơn. Nơi đây chuyên đào tạo võ thuật cho các võ sinh từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp dạy bài bản và chuyên nghiệp. Mỗi năm, một võ sinh tốn từ 7.000 – 12.000 USD (khoảng 145 – 250 triệu).

Trụ trì hiện nay của chùa là hòa thượng Thích Vĩnh Tín. Ông thường xuyên đưa các võ sư Thiếu Lâm đến nhiều nơi trên thế giới để truyền bá võ thuật, giới thiệu Kungfu Thiếu Lâm.

Bên cạnh hoạt động võ, Thiếu Lâm Tự còn chú trọng phát triển theo hướng một doanh nghiệp. Họ còn sáng tạo ra trò chơi điện tử, các hoạt động kinh doanh online với nhiều sản phẩm lưu niệm nhằm phục vụ du khách khi đến đây tham quan.

Mặc dù các hoạt động kinh doanh tại Thiếu Lâm không nhận được sự ủng hộ của đa số mọi người. Tuy nhiên, xét về việc bảo tồn giá trị văn hóa, các nhà sư của ngôi chùa này đã làm rất tốt. Việc giao thoa với nhiều nền võ học khác nhau cũng là một cách để phát triển hệ thống võ thuật. Do đó, cách làm của Thiếu Lâm Tự hiện tại về cơ bản vẫn đi đúng hướng, vừa truyền bá võ thuật và phát triển thương mại để giúp chùa ngày càng có vị thế hơn.

V.Đ