Nghi phạm Minh bắn chết Bí thư và Chủ tịch HĐND Yên Bái bằng súng gì?

Trong buổi họp báo vụ án Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch HĐND tỉnh Ngô Ngọc Tuấn bị Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái bắn chết đã xác định được hung khí gây án.

Bí thư và Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái bị bắn chết
Khi nào kiểm lâm được dùng súng?

Nghi phạm bắn chết Bí thư tỉnh Yên Bái có giấy phép sử dụng súng

Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cho biết, đến nay, cơ quan điều tra chưa xác định được nguyên nhân, động cơ gây án. Về nguồn gốc khẩu súng K59 mà nghi phạm Minh sử dụng để bắn Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch HĐND tỉnh Ngô Ngọc Tuấn, ông Chiêu nói “được trang cấp”.

ong
Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái. Ảnh Zing.vn

Khi chúng tôi tới hiện trường, khẩu súng đã hết đạn, nòng súng đã thò ra. Khẩu súng không có hệ giảm thanh. Quá trình khám nghiệm hiện trường, cơ quan chức năng xác định hung thủ gây án nổ tổng cộng 8 phát súng. Tại văn phòng tỉnh ủy bắn 4 viên đạn, còn ở Ban tổ chức tỉnh ủy bắn 4 viên. Đỗ Cường Minh sử dụng súng được trang bị theo quy định. Chúng tôi đã kiểm tra súng đúng, đúng họ tên, số súng và có giấy phép sử dụng” – người đứng đầu công an tỉnh cho hay.

“Cơ quan công an xác định đối tượng bắn đồng chí Cường trước, vì tự sát ở phòng đồng chí Tuấn, điều này xác định được” – giám đốc Công an tỉnh Yên Bái nói và cho biết, khi đối tượng từ phòng Bí thư tỉnh tới phòng ông Tuấn, các cán bộ ở Ban Tổ chức Tỉnh ủy gần đó còn chào hỏi vì nghĩ anh ta lên làm việc. Sau đó, đối tượng vào phòng đồng chí Tuấn thì xảy ra tiếng nổ. Các cán bộ làm xung quanh mới hô hoán vào kiểm tra.

Súng ngắn Makarov PM (K59)

Thông số cơ bản: trọng lượng rỗng/nạp đạn 0,73/0,81 kg; dài 161,5 mm; rộng 30,5 mm; cao 126,75; nòng dài 93,5 mm. Súng dùng loại đạn 9 x 18 mm có sơ tốc 315 m/s; tầm bắn hiệu quả 50 m; hộp tiếp đạn chứa được 8 – 12 viên.

Makarov (hay còn được gọi là PM) là loại súng ngắn bán tự động do Nikolay Makarov thiết kế vào cuối thập niên 1940. Việc chế tạo súng ngắn PM (Pistol Makarov) là kết quả của cuộc cạnh tranh cho vị trí khẩu súng ngắn dành cho sĩ quan Quân đội Xô Viết. PM được chọn vì có kích thước nhỏ, gọn, trọng lượng nhẹ; cấu tạo đơn giản, ít bộ phận chuyển động, kinh tế, dễ chế tạo, độ chính xác cao, sử dụng tiện lợi, dễ bảo quản, sửa chữa và điều chỉnh.

k59 minh
Súng ngắn Makarov PM (K59)

Thân súng PM nguyên bản làm hoàn toàn bằng thép, ở các phiên bản hiện đại hóa làm bằng hợp kim; có các khe, chốt, khoang để lắp nòng súng, bệ cò, vòng cò, bệ búa, khóa nòng, hộp tiếp đạn, ốp báng, chốt an toàn. Loại súng này được trang bị phổ biến trong quân đội và cảnh sát cho đến khi xảy ra sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991.

k592
Các sĩ quan thuộc Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh kiểm tra bắn súng ngắn K59 bài 1. Ảnh QĐND

Súng ngắn Makarov sử dụng loại đạn 9 x 18 mm mới có giá thành sản xuất tương đối thấp, loại đạn này có sức xuyên phá mạnh ở tầm gần. Hộp tiếp đạn nguyên bản của súng sử dụng lò so đẩy thẳng với sức chứa 8 viên ( lên đến 12 viên ở phiên bản cải tiến), có chốt chặn khóa nòng báo hết đạn.

Giống như TT-33, súng ngắn PM cũng được sản xuất tại các quốc gia đồng minh của Liên Xô như Bulgaria, Đông Đức, Trung Quốc… Cách định danh K59 của Việt Nam cũng tương tự như trường hợp K54.

So với K54 thì trong quân đội súng ngắn K59 ít phổ biến hơn, chủ yếu trang bị cho sĩ quan từ cấp tá trở lên. Tuy nhiên súng ngắn K59 cùng với phiên bản cải tiến của nó là CZ 83 lại được sử dụng rất rộng rãi bên ngành công an.

C.T (Tổng hợp)