Nữ sinh viên mắc bệnh tim và niềm đam mê võ thuật

Gia Linh tên thật là Nguyễn Thị Hồng Nhung (1992) mang trong mình căn bệnh tim đằng đẵng suốt 24 năm qua nhưng chưa khi nào cô từ bỏ đam mê võ thuật của mình.

Bị đấm tơi tả, hotgirl Ngọc Lan thà bỏ chạy chứ không bỏ cuộc

Top 10 nam thần của phim võ thuật Trung Quốc (P1)

Không lùi bước cho dù bệnh tật đeo bám hằng ngày, những cơn đau tim bất chợt khiến cô chẳng thể có một giấc ngủ ngon hay bữa cơm trọn vẹn. Nhưng ý chí kiên cường vượt lên số phận và tinh thần “võ sĩ đạo” chính là liều thuốc đắc lực giúp Gia Linh theo đuổi đam mê của mình.

MỘT TUẦN VÀO VIỆN 3 LẦN

Gia Linh hiện theo học trường ĐH CNTT và TT Thái Nguyên. Ngoài thành tích học tập tốt, cô còn dành được những tấm huy chương cao quý từ môn Karatedo. Thế nhưng cuộc sống của Linh không hào nhoáng  như mọi người thường thấy. Cô phải đi làm thêm, dạy võ… để duy trì cuộc sống tự lập của mình.

Gia Linh (1992) mang trong mình căn bệnh tim đằng đẵng suốt 24 năm qua nhưng chưa khi nào cô từ bỏ đam mê võ thuật của mình.
HLV Gia Linh (1992) mang trong mình căn bệnh tim đằng đẵng suốt 24 năm qua nhưng chưa khi nào cô từ bỏ đam mê võ thuật của mình.

Chia sẻ về căn bệnh theo Gia Linh suốt 24 năm qua, bà Trần Thị Nga (42 tuổi, mẹ Gia Linh) buồn rầu kể lại: “Từ nhỏ Linh đã khó nuôi rồi, cứ 3 ngày tôi phải đưa Linh vào viện 1 lần, suốt những năm học cấp 1 và cấp 2 thi thoảng cô giáo phải đưa đi viện”.

Bà Nga còn chia sẻ thêm, mặc dù sức khỏe yếu nhưng Gia Linh đã mang trong mình niềm đam mê võ thuật, đến năm lớp 8 Linh quyết định theo đuổi sở thích của mình. Hằng ngày sau mỗi buổi tan lớp, Gia Linh phụ giúp bố mẹ làm việc nhà; khi công việc xong xuôi lại một mình đạp xe 20 cây số để học Karatedo.

Nay, tuy căn bệnh chưa khỏi hoàn toàn, nhưng cô đã đầy nhiệt huyết và lạc quan hơn và tự tin thực hiện khát vọng võ thuật của mình.

CÒN 50.000 ĐỒNG VẪN THÀNH LẬP LỚP VÕ

Thấy rõ lợi ích của việc học võ mang lại cộng thêm lòng đam mê vô tận với Karatedo, Gia Linh quyết định thành lập lớp võ dạy miễn phí cho trẻ em mồ côi, và khuyết tật tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Thái Nguyên.

Mặc dù nhiều người can ngăn và lúc này trong túi chỉ còn vỏn vẹn 50.000 đồng, Gia Linh vẫn mạnh dạn thành lập và có 19 học viên đến đăng ký. Cô chia sẻ:“Tôi từng sống cảnh thiếu thốn tình cảm của gia đình nên dù khó khăn về tài chính, tôi vẫn muốn có một lớp võ để rèn luyện sức khỏe và giúp các em ở Trung tâm tự tin hơn!”

Học viên trong lớp tự tập luyện với nhau
Học viên trong lớp tự tập luyện với nhau

MÓN NỢ VỚI KARATE

Gia Linh tự nhận mình không phải người giỏi võ, không phải là VĐV chuyên nghiệp, cô chỉ là người tập võ đi lên từ một CLB phong trào của xã. Như những võ sĩ khác Gia Linh cũng từng đổ máu, mồ hôi, không quản mưa nắng thậm chí có lần cô đã ngất xỉu trên thảm tập.

“Điều may mắn nhất của tôi là nhận được sự giúp đỡ của Nguyễn Văn Thái – SV năm 3 Học viện Thanh thiếu niên VN (Nhất đẳng Huyền đai Karatedo) cũng là HLV của lớp học.”, Linh chia sẻ

Hàng tuần HLV Thái từ Hà Nội lên Thái Nguyên cùng Gia Linh dạy võ cho các em. Mặc cho việc đi lại gặp nhiều khó khăn, anh Thái vẫn mang đến lớp một tinh thần vui vẻ và giàu lòng yêu thương.

Từ một cô bé suy dinh dưỡng, nhút nhát tưởng chừng bỏ dở việc học. Giờ đây Gia linh đã là sinh viên dù không khỏe mạnh hơn nhiều người nhưng cô biết giữ gìn sức khỏe cho mình. “Tất cả là nhờ Karate. Tôi cũng đã có những huynh đệ tốt, cùng trải qua những vui buồn mệt nhọc khi tập luyện”, Linh nói.

NHẬT VŨ (Theo Vinh Dự – Báo Pháp luật Plus)