Lee Barden là một trong những võ sư hàng đầu thế giới về côn nhị khúc. Ông cũng là người phát triển prochux – dòng côn nhị khúc hiện đại với hệ thống kỹ thuật hoàn toàn mới.
Vì sao Lý Tiểu Long chọn côn nhị khúc làm vũ khí
Lý Tiểu Long bắt đầu dùng côn nhị khúc từ khi nào?
Sinh năm 1973 tại Mỹ, Lee Barden đã từng là một… fan cuồng của Lý Tiểu Long. 15 tuổi, ông đã bỏ nhà đi khắp nhiều tiểu bang để tìm kiếm người dạy côn nhị khúc. 19 tuổi, ông trở về thăm nhà rồi lại gia nhập Hải quân để có cơ hội du lịch châu Âu, Trung Đông… nhưng vẫn không toại nguyện. Từ bỏ ý định chu du thế giới tầm sư học đạo, ông trở về Mỹ. Điều trớ trêu thay chính chuyến trở về này đã giúp ông tìm gặp người thầy làm nên sự nghiệp của mình.
Tiếp thu ý tưởng phát triển dòng côn nhị khúc gọn, nhẹ từ thầy, Lee Barden đã làm nên cả một hệ thống kỹ thuật mới. Kỹ thuật sử dụng prochux của ông đòi hỏi yếu tố kỹ thuật và tốc độ chứ không phải trọng lượng đơn thuần của cây côn. Cây prochux của Lee Barden đã từng gây nhiều tranh cãi trên cộng đồng mạng về độ thực chiến. Hầu hết những người sử dụng côn nhị khúc thời kỳ đó vẫn “tôn thờ” hình ảnh cây côn nhị khúc truyền thống to, nặng.
Với những lý thuyết vật lý riêng, cây côn prochux đã giữ vững được vị trí của mình với tư cách một trường phái côn nhị khúc hoàn toàn mới với những cải tiến vượt trội, thu hút được đông đảo người theo tập luyện (trực tiếp hoặc thông qua các DVD hướng dẫn chuyên nghiệp). Ông phát triển prochux theo cả hai khía cạnh thực chiến và biểu diễn.
Vừa qua, Lee Barden bất ngờ chia sẻ một video clip biểu diễn côn nhị khúc Việt Nam với lời đề tựa:
“Một học trò của tôi vô tình tìm thấy video clip này trêng Youtube. Chàng trai này (có lẽ là người Việt) hình như học từ những DVD của tôi vì tôi chưa từng trực tiếp gặp anh ta lần nào. Phải công nhận rằng tôi HẾT SỨC ẤN TƯỢNG”.
“Chủ nhân” của video clip sớm được xác nhận: Tạ Thanh Hải, người đầu tiên mang prochux đến Việt Nam và thành lập CLB ChuxVN.
Trong thời gian du học tại nước ngoài, chàng sinh viên Tạ Thanh Hải biết đến Lee Barden thông qua các video clip trên mạng. Không đủ khả năng đến tận nơi Lee Barden giảng dạy, Thanh Hải chấp nhận khó khăn khi phải học “chay” thông qua các DVD do Lee Barden phát hành.
Thành công ngoài mong đợi, Tạ Thanh Hải nhanh chóng thành thạo các kỹ thuật prochux. Ngày anh trở về Việt Nam lập nghiệp cũng chính là thời điểm anh thay Lee Barden mang cây côn nhị khúc độc đáo này về Việt Nam và xây dựng nhóm tập riêng.
Cũng giống như người thầy Lee Barden, Tạ Thanh Hải từng vấp phải sự tranh cãi của cộng đồng côn nhị khúc Việt về cây côn “nhỏ, nhẹ và có lẽ chỉ thích hợp để… gãi ngứa”. Tin tưởng và những gì được học và thuyết phục học trò “Võ thuật ngày nay là khoa học, và lý thuyết vật lý cho thấy cây côn này không hề yếu ớt”, Tạ Thanh Hải đã bảo vệ được niềm yêu thích của mình cũng như duy trì CLB ChuxVN trong một thời gian dài, trở thành một trong những hội nhóm côn nhị khúc mạnh nhất TP.HCM cũng như cả nước.
Video clip biểu diễn côn nhị khúc của Tạ Thanh Hải được Lee Barden khen ngợi.
[jwplayer player=”1″ mediaid=”113063″]
Học trò của ChuxVN biểu diễn côn nhị khúc lửa
[jwplayer player=”1″ mediaid=”113065″]
Y.N