Đây là buổi giao lưu võ thuật của môn phái Bình Định Gia và môn phái Vũ Gia Thân Pháp.
Trong clip là hai trận đấu giữa môn sinh của hai phái.
Trận thứ nhất: Võ sinh BĐG là người mặc áo đen, không đeo đai và có thêu cờ ở ngực áo. Võ Sinh Vũ Gia: là người mặc áo màu nâu.
Trận thứ hai: Võ sinh BĐG là võ sinh đeo đai vàng Võ sinh Vũ Gia là người mặc áo ba lỗ đen, quần đen.
Vũ gia thân pháp cơ bản là sự kết hợp giữa bộ tay của Vịnh Xuân quyền trong cận chiến, áp dụng Ma bộ bộ với thân pháp xoay người của Nga Mi, và kèm theo một số cước pháp phù hợp với lối đánh áp sát đối phương, hình thành thực tiễn quyền pháp chiến đấu từ nền võ thuật cổ truyền Việt Nam, từ đó sáng tổ môn phái Vũ Bá Quý đã tổng hợp thành hệ thống kỹ thuật riêng. Ngoài quyền pháp, hệ thống kỹ thuật môn phái còn có cả về roi, về kiếm, và một số binh phí khác.
Mặc dù mang tính thực tiễn chiến đấu cao, nhưng sinh thời võ sư Vũ Bá Quý vẫn khuyên “Học văn cho võ đỡ phu, học võ cho văn đỡ nhược”. Các thế hệ môn sinh, từ thuộc thế hệ đầu tiên vào những năm của thập niên 60 cho đến nay, đã phát triển hoàn thiện phương pháp sư phạm về lý thuyết cũng như thực hành luyện tập. Ấn định giáo trình và nội quy trên các võ đường sát thực tế, đầy đủ và chặt chẽ. Trong truyền đạt luôn đặt các tiêu chí là rèn luyện sức khoẻ, đạo đức và ý chí làm đầu.
Bình Định gia là một môn phái võ thuật cổ truyền Việt Nam thuộc hệ phái võ Bình Định. Sáng tổ của môn phái này là Trần Đại Chí, một võ tướng dưới triều Thanh (Trung Quốc). Do bất đồng chính kiến với triều đình, nên Trần Đại Chí phiêu dạt sang Việt Nam, định cư ở Bình Định. Tại đây, ông đã nghiên cứu, học hỏi các môn võ Tây Sơn (từ tướng Võ Văn Dũng nhà Tây Sơn), phối hợp với sở học võ thuật Trung Hoa (Thiếu Lâm Tự, Hồng Gia quyền), tích hợp sở trường, lược bớt sở đoản của hai dòng võ, sáng tạo và hoàn thiện các bí quyết luyện tập và chiến đấu, đúc kết tinh hoa thành tâm pháp võ công rồi truyền lại trong gia đình. Bình Định gia trước kia chỉ truyền dạy cho con trai trong nhà, không thu nhận đệ tử. Hiện nay, chưởng môn phái Bình Định gia Trần Hưng Quang (chưởng môn đời thứ tư).
Đặc trưng của môn phái Bình định gia nằm ở công phu chân tấn và cùi chỏ (trong phái gọi là cút). Các công phu cơ bản được sắp xếp thành những bài quyền ngắn và dễ hiểu, nhưng rất hiệu quả,
Nguồn (sưu tầm)