Sự ra đời của bộ môn MMA (võ thuật tổng hợp) đã khiến cái nhìn về võ thuật chiến thay đổi nhanh chóng. Các môn võ truyền thống dần mất vị thế và có phần lép vế khi thượng đài cùng như võ sĩ MMA. Dưới đây là 5 lần võ sĩ MMA đã vạch trần sự thật về sức mạnh thật sự của các môn võ truyền thống.
AIKIDO
Aikido được biết đến là môn võ của tình thương, nó không chú trọng đối kháng và hạn chế gây ra chấn thương cho các đối thủ của mình. Chính vì thế, nhiều người không xem Aikido là môn võ thực chiến.
Tuy nhiên, trong các video trình diễn, Aikido thường rất ảo diệu, các võ sư của môn võ này có thể đánh bại nhiều võ sĩ khác nhờ vào khí công, nội công thâm hậu. Tuy nhiên khi thượng đài cùng với võ sĩ MMA, Aikido dễ dàng bị đánh bại, thậm chí bị đánh bại rất thê thảm.
Video dưới đây là minh chứng cho sự khác biệt giữa Aikido biểu diễn và Aikido thực chiến khi đối đầu với MMA.
VỊNH XUÂN
Trong Vịnh Xuân, các võ sư thường dạy học trò không phải đối đầu trực tiếp với đối phương. Thay vào đó, có thể nghiêng người và tấn công ở cự ly gần. Điều này giúp họ tránh được những cú đấm liên tiếp khi cuộc chiến vừa bắt đầu.
Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, bộ môn võ thuật Trung Quốc này phát triển từ những năm 1600 (có một số khác lại ghi 1800), Vịnh Xuân có phong cách chiến đấu khá độc đáo. Tương truyền, một người phụ nữ tên Ng Mui (Ngũ Mai) trong một lần chứng kiến con rắc và hạc chiến đấu, bà đã ngồi suy nghĩ sau đó kết hợp những cách tấn công của chúng cộng thêm những gì biết về Kungfu để tạo ra Vịnh Xuân. Đây cũng chính là công phu tiền khởi của Vịnh Xuân quyền. cô biết về Kung Fu và tạo ra một kỷ luật mới.
Mặc dù Vịnh Xuân được nhiều người nhận định là môn võ cận chiến tốt. Trên màn ảnh, Vịnh Xuân cũng rất “bá” qua màn thể hiện của Diệp Vấn Chân Tử Đan. Tuy nhiên, trong cuộc đối đầu với MMA hiện đại, cách chiến đấu của rắc và hạc dường như không giúp ích nhiều.
Trận đấu giữa võ sĩ Vịnh Xuân và võ sĩ MMA trong khuôn khổ sự kiện Fight Challenge 3 diễn ra ở Malaysia hồi năm 2011 là một ví dụ.
SUMO
Sumo là một bộ môn võ thuật có truyền thống lâu đời tại Nhật Bản. Muốn trở thành một Sumo cần phải hội tụ đủ các yếu tố như sức khỏe, trọng lượng, chiều cao… Ngoài ra, bản thân người Sumo phải chăm chỉ tập luyện và có chế độ ăn rất nghiêm ngặt. Trung bình, một võ sĩ Sumo có thể nặng khoảng 260-270kg.
Với thân hình khổng lồ, nhiều người lầm tưởng rằng Sumo sẽ dễ dàng chiếm ưu thế nếu thượng đài với các võ sĩ MMA. Tuy nhiên, thực tế lại không hẳn như vậy. Bước lên sàn UFC, các võ sĩ Sumo chưa bao giờ được đánh giá cao và luôn thua cuộc trước các đối thủ có thể hình nhỏ hơn.
Cặp đấu giữa Don Frye (võ sĩ MMA) và Sumo Akebono là một ví dụ như vậy:
KUNGFU
Kungfu cực kỳ hiệu quả trong những màn biểu diễn ma thuật, việc chạy trên các tòa nhà hay ở ngọn cây là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, chiến đấu thực sự thì điều đó không hiệu quả.
Trên thực tế, Kung Fu là thuật ngữ chung được sử dụng để bao gồm bất kỳ hoạt động, thực hành hoặc học tập nào đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỷ luật. Nhưng Kungfu thường gắn liền với các hoạt động võ thuật là chính.
Kungfu Thiếu Lâm Tự được xem là môn phái võ thuật lâu đời và phát triển rộng rãi cho đến tận ngày nay. Cảnh giới võ thuật của Kungfu thường được thổi phồng hơn khả năng thật, trong khi đó những trận đấu thực chiến thì Kungfu không có nhiều lợi thế.
Trong video dưới đây, Royce Gracie đã dùng trường phái võ thuật hiện đại để đánh bại một võ sĩ Kungfu:
https://www.youtube.com/watch?time_continue=114&v=jd1KDz1X7iE
THÁI CỰC QUYỀN
Nếu bạn thức dậy lúc 5 giờ sáng, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những học viên Thái Cực Quyền tập luyện ở những nơi như công viên, bãi cỏ… Động tác của họ chậm rãi, uyển chuyển, nhiều người gọi đó là Thái Cực dưỡng sinh.
Thái Cực Quyền thường được biết đến là môn võ có lợi cho sức khỏe nhiều hơn là chiến đấu. Môn võ của Trung Quốc này có nhiều hệ phái và khả năng chiến đấu cũng khác nhau. Không ai phủ nhận tác dụng tích cực của việc tập luyện Thái Cực Quyền, tuy nhiên xét về khả năng thực chiến, nó vẫn còn lép vế trước MMA.
Trận đấu giữa Từ Hiểu Đồng và Ngụy Lôi là một ví dụ điển hình:
V.Đ