Tương tự như kỹ thuật song kiếm của người Nhật Bản, người Châu Âu cũng có kỹ thuật đánh hai kiếm riêng của mình, tay phải cầm kiếm Rapier và tay trái cầm đoản kiếm Main-gauche.
Nhìn từ góc độ của kiếm Tây (Fencing) và Kendo thì kỹ thuật này khá kỳ dị, nhưng sự kết hợp giữa Rapier và Main-gauche lại cực kỳ phổ biến ở phương Tây. Kỹ thuật này thường thấy ở Ý trong thời kỳ phục hưng. Nguyên lai, kỹ thuật đánh kiếm của phương Tây coi thanh kiếm ở tay phải để tấn công, còn tay trái cầm khiên để phòng thủ nên kỹ thuật song kiếm với kiếm ngắn ở tay trái cũng không trái với lối suy nghĩ của người Tây. Hơn nữa, lối đánh này chủ yếu dùng đòn đâm nên có ưu điểm dễ phòng ngự hơn đòn chém.
Đoản kiếm Main-gauche thường có đốc kiếm lớn hoặc đốc kiếm dạng móc như Jitte nên khi đỡ kiếm của đối phương thì không còn linh hoạt được nữa. Lợi điểm của lối đánh song kiếm với một tay cầm kiếm ngắn là có thể kiểm soát tình huống ở khoảng cách xa và gần, nhất là khi hai đấu thủ đang ở khoảng cách xa, bất ngờ tăng tốc tiếp cận nhau thì dù nhát đánh thứ nhất bằng kiếm dài không thành công cũng có thể ra đòn tiếp theo bằng kiếm ngắn. Trung Hoa cũng có kỹ thuật đánh song kiếm, song đao, ở Đông Nam Á cũng thấy có những kỹ thuật đánh hai gậy, hai đoản kiếm hay hai trường kiếm trong các môn võ Sillat và Eskrima.
Clip đấu bằng Rapier và Main-gauche:
Clip dùng Maingauche để phòng thủ hiệu quả hơn:
Tô Thiện