Vì sao Chân Tử Đan có thể thống trị làng điện ảnh võ thuật?

Có thể nói, Chân Tử Đan là một trong những “trụ cột” của nền điện ảnh võ thuật châu Á và cả thế giới hiện nay. Khởi nghiệp từ 1983 với những vai đóng thế đầu tiên, con đường vinh quang của Chân Tử Đan đã trải dài hàng chục tựa phim đủ mọi thể loại, cùng những sự thay đổi và hoàn thiện rõ rệt.

Chân Tử Đan nói gì về cuộc đối đầu Vịnh Xuân – Boxing

“Soái ca Diệp Vấn” Chân Tử Đan khoe body rắn chắc tuổi 52

Là một diễn viên điện ảnh võ thuật, tài sản lớn nhất của Chân Tử Đan chính là vốn liếng đường quyền ngọn cước. Thế nhưng, bằng cách nào mà Chân Tử Đan lại có thể vượt trội hơn mọi diễn viên khác, nếu như không tính đến những yếu tố như ngoại hình, diễn xuất và cả…duyên số với nghề?

Khởi nghiệp từ võ thuật cổ điển Trung Hoa

Đi theo con đường võ thuật cổ điển luôn mang lại nhiều ưu thế hơn khi khởi nghiệp tại làng điện ảnh Hoa ngữ, và Chân Tử Đan đã đi theo con đường đó.

Có mẹ là nữ danh sư Thái cực quyền Mạch Bảo Thiền, Chân Tử Đan ngay từ nhỏ đã được truyền lại niềm đam mê võ thuật cổ điển Trung Hoa. Kể cả sau khi cùng gia đình chuyển sang Mỹ, anh vẫn được gia đình gửi về Trung Quốc – nơi anh chuyên tâm rèn luyện Wushu tại Quảng Đông, Bắc Kinh, đặc biệt là dưới sự huấn luyện của người thầy đã từng đào tạo nên tài năng Lý Liên Kiệt: sư phụ Ngô Bân.

Sau này, kể cả khi đã thành danh, Chân tử Đan vẫn tập luyện các bộ môn võ thuật cổ điển, chẳng hạn như Vịnh Xuân (để phục vụ cho dự án phim Diệp Vấn).

Kiến thức võ thuật cổ điển đã nâng đỡ những bước chân đầu tiên của Chân Tử Đan, giúp anh dễ dàng mô phỏng và thực hiện các động tác võ thuật hoa mỹ.

…cho đến võ thuật hiện đại

Dù sở hữu tài năng võ thuật cổ điển đã được khổ luyện nhiều năm, thế nhưng bấy nhiêu chỉ đủ giúp anh trở thành một “diễn viên ăn khách”, chưa phải một siêu sao vượt trội, bởi lẽ cũng giống như anh, có không ít các diễn viên khác thành danh nhờ võ thuật cổ điển.

Điều khiến Chân Tử Đan đặc biệt vượt trội trong làng điện ảnh Hoa ngữ, đó chính là khả năng tái hiện phong cách võ thuật hiện đại.

Ngay từ khi còn bé, Chân Tử Đan đã tập luyện Taekwondo – một môn võ thuật “cổ điển” nhưng mang lối đối kháng cùng lý thuyết võ thuật hiện đại.

Khi đã chú tâm vào sự nghiệp điện ảnh, Chân Tử Đan vẫn dành thời gian tập luyện các bộ môn võ thuật hiện đại, “sưu tầm” một bảng thành tích khiến cả những VĐV võ thuật cũng phải kính nể: Judo (đai đen), Jiujitsu (đai tím), Taekwondo (đai đen 6 đẳng), Muay Thái, Karate, Boxing…

Vốn liếng võ thuật đa dạng và đầy đủ phong cách cổ điển – hiện đại là một trong những nhân tố lớn ảnh hưởng đến sự thành công trong nghiệp. Dĩ nhiên, không phải ngày một ngày hai mà chúng ta có được Chân Tử Đan của ngày hôm nay, dễ dàng “hóa thân” thành công vào nhiều kiểu nhân vật, nhiều thể loại phim võ, nhiều phong cách võ thuật. Trong những tựa phim hiện đại, Chân Tử Đan có thể mang vào đó nét hoa mỹ phô trương của võ thuật cổ điển. Trong các tác phẩm cổ trang, võ thuật Chân Tử Đan thể hiện trong phim lại rất chân thực và tinh tế.

Chúng ta có thể thấy rõ điều đó trong các tác phẩm điện ảnh kinh điển của anh như Sát Phá Lang, Đạo Hỏa Tuyến… (võ thuật thuần chất hiện đại), Kung Fu Jungle…(pha trộn sự hiện đại lẫn cổ điển trong cả cốt truyện lẫn các cảnh hành động) và Diệp Vấn, Cẩm Y Vệ, Quan Vân Trường… (dòng phim cổ điển nhưng sở hữu lý luận đòn thế hết sức tinh tế và khoa học).

Phong cách võ thuật điện ảnh Chân Tử Đan qua các thời kì

[jwplayer player=”1″ mediaid=”100880″]

Y.N

Có thể bạn quan tâm: Top 3 phim võ không thể bỏ qua đầu năm 2016

[jwplayer player=”1″ mediaid=”100884″]