Roi có tên gọi theo từ Hán Việt là “Côn” và có hai loại là roi dài và roi ngắn. Loại roi dài được gọi là Trường côn, có chiều dài trên 3 mét, đầu to gọi là gốc có đường kính 3 centimét, đầu nhỏ gọi là ngọn có đường kính 2 cm.
Cách xoạc chân nhanh cho người học võ
5 động tác tập cơ lưng cực hiệu quả tại phòng Gym
Loại roi ngắn được gọi là Đoản côn, có chiều dài tùy theo chiều cao của người sử dụng chứ không quy định, hiện nay phổ biến nhất là loại từ khoảng từ 50cm – 1m. Cả cây roi có độ to đều nhau từ gốc tới ngọn, có thân tròn to bằng cổ tay hoặc nhỏ hơn để vừa tay cho người sử dụng.
Loại roi này được sử dụng đánh cả hai đầu rất đắc dụng trên chiến trường nên được gọi là roi chiến. Ngoài việc được sử dụng để chiến đấu ở chiến trường, đoản côn còn được dùng để tập trận ở trường tập.
Video hướng dẫn tập đoản côn cơ bản:
https://vimeo.com/128651026
Một số video hướng dẫn cách chống lại đối thủ khi bị tấn công bằng đoản côn:
Video 1: Chống lại đoản côn đánh bổ thượng (Vụt trên đầu)
Hướng dẫn: Chân trái bước qua trái tay phải gạt bắt, chân phải đá vào sườn, chỏ phải đánh vào gáy
https://vimeo.com/128651171
Video 2: Chống lại đoản côn đánh bổ thuận (Vụt vào thái dương, hõm vai)
Hướng dẫn: Chân trái bước đệm một bước nhỏ qua phải, chân phải bước vào giữa hai chân của đối phương tay phải đánh vào hầu và kết hợp cùng lúc vuốt theo chiều côn vụt, gối phải đánh vào sườn bẻ tay tước côn.
https://vimeo.com/128651672
Video 3: Chống lại đoản côn đánh bổ nghịch (Vụt vào thái dương, hõm vai)
Hướng dẫn: Chân trái bước qua trái, tay phải gạt bắt tay, chân phải đá dóng vào sườn và triệt kheo chân, tay trái vớt tóc tay phải chặt vào hầu
https://vimeo.com/128651881
Video 4: Chống lại đoản côn đánh bổ nghịch (Vụt vào thái dương, hõm vai)
Hướng dẫn: Chân trái bước qua trái, tay phải gạt bắt tay trái túm cổ áo phía sau, chân trái bước lên trước giật ngược lại tay trái vớt tóc tay phải chặt vào hầu, bẻ tay tước côn
https://vimeo.com/128652035
Bài viết này có sử dụng một số tài liệu của Võ đường Mai Sơn Lâm (Hà Nội).
Nhật Vũ (Tổng hợp)