“Sức mạnh lớn nhất sinh ra từ nơi đau khổ nhất!”
8 đạo diễn xuất thân từ diễn viên phim hành động
Những thước phim hậu trường hiếm thấy của Chân Tử Đan
Có lẽ võ thuật cũng như vậy. Trải qua quá hàng ngàn năm lịch sử nhân loại mà con người phải đối đầu với những mối đe dọa nguy hiểm nhất, từ những hiểm họa của thiên nhiên cho đến lúc con người đủ vững chãi để hình thành kẻ mạnh và kẻ yếu với những áp bức, thống trị, còn có bao nhiêu câu chuyện về nỗi thống khổ vẫn chưa được kể?! Và có lẽ võ thuật sinh ra từ đó, như một phép màu mà những người yếu thế tự tạo ra để bảo vệ mình và bảo vệ những người yếu thế khác, bảo vệ cả những điều đúng đắn, thiện lương. Bạn hãy xem những nhà làm phim để những môn võ trên màn ảnh kể câu chuyện của mình như thế nào!
Khác với những bộ phim đã thành công vang dội trước đây như Đạo Hỏa Tuyến, Sát Phá Lang, Chân Tử Đan trong bộ phim Ip Man (2008) không duy trì lối đánh tự do ngang tàn mang tính triệt hạ đối phương mà lại tập trung những thế võ đẹp mắt đậm chất Vịnh Xuân Quyền. Trong những góc quay cận cảnh, góc cao và thay đổi hướng liên tục, các nhà làm phim đã tiết chế tối đa sử dụng kỹ xảo để tộn trọng tinh hoa võ thuật, nổi trội là bốn môn công phu: quyền, cước, liễu diệp đao, côn trong những đòn tấn công liên hoàn. Sự thay đổi đó cũng là một lẽ dĩ nhiên bởi nhân vật mà Chân Tử Đan đảm nhận lần này là Diệp Vấn (1893 – 1972) – một bậc thầy võ thuật điềm đạm và mộc mạc, thẳng ngay, người đã truyền dạy võ thuật cũng như những triết lý sống cho huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long.
Học được võ nghệ đã khó, tập được tâm bình lặng và sáng trong lại càng khó hơn. Câu chuyện mở ra ở vùng Phật Sơn – nơi những truyền kỳ võ thuật đặc sắc của Trung Quốc vẫn được lưu truyền, các võ đường mọc lên, những màn tỉ thí, thách đấu diễn ra từng ngày một để phân cao thấp. Ấy vậy mà Diệp Vấn vẫn sống bình lặng không phô trương tài nghệ của mình, giữ bí mật cho cả đối thủ khi họ bị đánh bại. Nhưng rồi khi Nhật bắt đầu xâm lược Trung Quốc, chứng kiến những các chết vô lý những người xung quanh, Diệp Vấn mới dùng đến võ thuật để chống lại kẻ thù. Hình ảnh Diệp Vấn một mình đánh bại 10 cao thủ karate cho người ta thấy võ thuật không chỉ là một công cụ tự vệ, võ thuật ấy suất phát từ những uất ức ứ nghẹn, từ sự giận dự tận cùng, từ cái bản năng thiện lương phải bảo vệ những người yếu thế đã trở thành một lời hiệu triệu, thức tỉnh tinh thần dân tộc. Sức mạnh của Diệp Vấn băt đầu từ đó.
Không giống với vẻ từng trải, thâm trầm của sư phụ Diệp Vấn, nhân vật Ting giỏi võ Muay Thai qua diễn xuất của diễn viên Tony Jaa trong bộ phim Ong Bak (2003) lại là một chàng trai nhà quê hiền lành như đất. Mồ côi cha từ nhỏ, lớn lên trong sự dạy dỗ của các nhà sư, Ting lớn lên nhanh nhẹn và mạnh mẽ khác thường. Ting nhận nhiệm vụ rời làng lên BangKok tìm lại đầu tượng Phật thiên liêng của làng đã bị bọn xấu lấy cắp. Ting ngơ ngác và hiền lành nhờ đến sự giúp đỡ của một người đồng hương tên George – vốn là một kẻ có máu cờ bạc và vô trách nhiệm. Vậy rồi từ lúc nào không hay, hành trình đi tìm tượng Phật của Ting bị cuốn vào những màn đấu võ đài của thế giới ngầm, tạo nên những phút im lặng hiếm thấy nơi võ đài, khi người xem bàng hoàng nhìn ngắm chàng trai nhỏ bé đứng trước thân hình vạm vỡ như mãnh thú của đối thủ đang giãy giụa đau đớn.
Ong Bak được xem là một bộ phim võ thuật chân thực nhất kể từ thời Lý Tiểu Long. Diễn viên Tony Jaa vốn là một võ sĩ có hạng trong thế giới Muay Thai, anh lại xuất thân là một diễn viên nhào lộn trong gánh xiếc nên sự hòa quyện giữa những kỹ thuật của võ và nhào lộn được Tony thực hiện nhẹ nhàng và ngoạn mục. Những cú đá cao, đá giò lái, song cùi chỏ được anh thể hiện đầy uy lực mà không cần nhờ đến diễn viên đóng thế. Một vài lần trong phim, khán giả lại có dịp mãn nhãn khi trông thấy Ting bay lên, dùng hai đầu gối kẹp đầu đối thủ và dùng hai cùi chỏ gõ xuống ngay đỉnh đầu. Một đòn chí mạng vô cùng sống động giữa những thứ hỗn độn mà công nghệ và kỹ xảo điện ảnh tác động vào nhiều phim võ thuật thời bấy giờ.
Dựng lại từ một tác phẩm cùng tên ra đời năm 1963, bộ phim 13 Assassin (2010) đã khắc họa được khí chất và lý tưởng của những võ sĩ samurai, giành được giải Nhất tại giải Điện ảnh Hàn Lâm lần thứ 34 của Nhật Bản.
13 vị samurai ấy cùng nhận một nhiệm vụ hành thích tên tướng quân Naritsugu độc ác đang lộng quyền, vẫn lấy sinh mệnh con người làm thú tiêu khiển. 13 người họ tụ họp lại, có người theo lệnh mà nhận nhiệm vụ, có người phải trả thù riêng, có người tìm đến chỉ vì tiền. Nhưng rồi trong vài giây phút thư giãn hiếm hoi trong cái tổng thể u tối và chết chóc, người xem nhìn thấy được sự đồng điệu của những con người trót giao nộp mình cho con đường tử đạo: đó là cái bản năng đi tìm công bằng, được cụ thể hóa là cái bản năng chính nghĩa và dũng cảm của một samurai. Nơi lý tưởng ấy bùng nổ mạnh mẽ nhất có lẽ là cuộc tử chiến ở cuối phim kéo dài tận 45 phút, một cuộc tử chiến giữa 13 chống lại đạo quân 200 lính. Chưa có trận đánh nào được khắc họa công phu, khốc liệt và nghẹt thở đến thế. Tất cả chân thật đến độ trần trụi và rùng rợn, từng nhát kiếm, từng vết chém vung ra, người samurai vẫn cầm chắc tay kiếm, dáng đứng vẫn hiên ngang, còn xung quanh xác người chất chồng, những vết thương phun máu đỏ tươi, những thủ cấp quân địch lăn trên đất,… Rồi người ta nhìn thấy một thứ gì đó hùng tráng mà cũng vô cảm trong những cái chết, những con người tài nghệ lẫm liệt ngã xuống chỉ được người ta nhớ đến trong một khái niệm vô chừng: lịch sử!
Theo CafeStyle